Với sự phát triển của công nghệ số và internet trở thành “đòn bẩy” giúp thị trường online phát triển rầm rộ. Thực thế người dân cũng ngày càng có xu hướng đặt mua hàng trên mạng hơn. Tuy nhiên nhiều người lại thích sự ổn định và xây dựng thương hiệu cửa hàng. Vậy bán hàng trực tiếp hay bán hàng online hiệu quả hơn? Câu hỏi này trở thành vấn đề được nhiều người bận tâm suy nghĩ.
Giải đáp thắc mắc bán hàng trực tiếp hay online hiệu quả hơn?
Để đánh giá bán hàng trực tiếp hay online hiệu quả hơn sau đây chúng ta sẽ đặt cả hai hình thức trong những góc cạnh để so sánh cụ thể:
Khả năng tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản phẩm
Trước tiên phải đề cập đến khả năng tiếp thị của hai hình thức này. Với phương thức bán hàng trực tiếp, khách hàng có thể đến cửa hàng và xem thực tế sản phẩm, bạn cũng có thể tư vấn trực tiếp và kỹ lưỡng cho khách hàng và dễ tập chung cho khách hàng mục tiêu của bạn. Khách hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm hơn vì được cầm nắm/ quan sát hoặc trải nghiệm và có cảm nhận riêng của mình về sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn là cái mà khách hàng đang có nhu cầu, tạo được trải nghiệm tốt cho khách hàng thì thường khách hàng sẽ chốt đơn một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc tiếp thị trực tiếp sẽ bị bó buộc trong một phạm vi địa lý nhất định. Nên cần sử dụng các hình thức quảng bá truyền thống như phát tờ rơi, quảng bá trên sóng FM hoặc truyền hình…. Các hình thức này thường có chi phí rất cao. Cửa hàng hoặc doanh nghiệp của bạn phải có tiềm lực kinh tế lớn, đội ngũ nhân sự nhanh nhạy cùng kế hoạch thật rõ ràng để tận dụng tối đa những lợi ích từ việc tiếp thị truyền thống này mang lại.
Còn đối với bán hàng online, bạn có thể đưa hình ảnh sản phẩm phân phối đến khách hàng tiềm năng trên khắp cả nước, thậm chí ra cả nước ngoài qua nhiều nền tảng khác nhau như website, Facebook, Tiktok, Zalo, youtube, Intagram… Trong đó, ngoài các hình thức có trả phí để chạy quảng cáo thì bạn cũng hoàn toàn có thể tiếp thị sản phẩm hoàn toàn miễn phí bằng cách Seo tối ưu công cụ tìm kiếm, đăng bài trên Facebook cá nhân, Fanpage hoặc tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội khác …. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và có kiến thức trong việc sử dụng, bảo mật các tài khoản đề phòng bạn có thể vô tình vi phạm các chính sách dẫn đến bị hạn chế tương tác, hoặc bị kẻ xấu hack mất thông tin hoặc hack mất tài khoản mạng xã hội mà bạn đã dày công gây dựng.
Vấn đề về các khoản chi phí để bắt đầu
Với bán hàng trực tiếp, để mở được một cửa hàng vật lý bạn sẽ cần có một khoản chi phí khá lớn để có được một cửa hàng ưng ý. Trong đó, chi phí cho việc thuê nhà hầu như sẽ là khoản phí cao nhất, bạn sẽ phải tìm được một địa điểm mà bạn cho rằng phù hợp với mặt hàng bạn kinh doanh. Hiện tại, đa số chủ nhà sẽ yêu cầu đóng tiền nhà ít nhất từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc thậm chí 1 số chủ nhà yêu cầu nộp tiền 12 tháng 1 lần, nên số tiền này có thể từ vài chục đến vài trăm triệu cho một vị trí hợp ý. Sau đó, bạn sẽ cần một khoản chi phí cho việc setup, decor trang trí cho cửa hàng. Cùng với đó là 1 khoản chi cho việc khai trương, tạo điểm nhấn cho sự xuất hiện cửa hàng của bạn ở vị trí đã chọn
Trong khi đó, với kinh doanh online bạn hầu như không cần bỏ chi phí để tạo một tài khoản mạng xã hội, hoặc một khoản khá nhỏ nếu xây dựng các nền tảng ban đầu phù hợp với mặt hàng bạn sẽ kinh doanh
Vận hành cửa hàng
Chắc hẳn các bạn đều thấy rõ việc vận hành một cửa hàng vật lý trong bán hàng trực tiếp sẽ khá rắc rối và tốn các chi phí như chi phí điện nước, chi phí cho nhân viên (nếu có)…
Còn với các shop online thì bạn chỉ cần có kho hàng đáp ứng số lượng sản phẩm bạn kinh doanh. Với kinh doanh online hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ từ khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng, chốt đơn và theo dõi vận hành đơn hàng. Nên một ngày shop online có thể hoàn thành số lượng đơn hàng rất khủng
Vận hành đơn và thanh toán đơn hàng
Trong khi bán hàng truyền thống khách hàng sẽ xem và trực tiếp quyết định mua hàng sau đó sẽ thanh toán đơn hàng cho bạn. Trước đây, hình thức này chủ yếu sử dụng tiền mặt để giao dịch. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cũng bắt đầu áp dụng đa dạng hóa hình thức thanh toán bằng việc liên kết với các ngân hàng qua và khách hàng có thể thanh toán qua các app ngân hàng tiện lợi.
Còn hình thức bán hàng online thì ngay từ đầu đã áp dụng các cách thanh toán tiện lợi, thu qua ngân hàng hoặc qua một bên thứ 3. Đơn hàng được bên vận chuyển trao trực tiếp đến tay khách hàng, vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, hình thức này có một số rủi ro khi đơn hàng của bạn không may bị hỏng hóc, móp vỡ, thuận chí thất lạc trong khi vận chuyển, hoặc đơn hàng của bạn gặp những khách “bom hàng”, không nhận hàng và phải hoàn đơn, khi đó bạn sẽ phát sinh các vấn đề như hàng bị hư hỏng do vận chuyển liên tục, bạn phải chịu mức phí vận chuyển cho cả hai chiều…..
Qua so sánh trên đây thấy rằng, mỗi hình thức đều có những điểm mạnh và những điểm hạn chế. Tuy nhiên tính phù hợp được đặt lên hàng đầu bởi có những sản phẩm/ dịch vụ bắt buộc phải sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp, và có những sản phẩm nếu áp dụng bán hàng online sẽ giúp bạn bùng nổ doanh số. Vì vậy bạn cần phân tích thật kỹ về sản phẩm mà mình kinh doanh, phân tích tính năng và trải nghiệm của khách hàng cho sản phẩm của bạn.
Theo xu hướng hiện tại thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang dần dần thay đổi. Rất nhiều sản phẩm có nhu cầu cao có thể áp dụng song song cả hai hình thức bán hàng cho nên việc các cửa hàng vật lý chuyển mình tham gia vào hệ thống bán hàng online đa nền tảng đang được áp dụng rộng rãi.
Bí quyết “ Song kiếm hợp bích – Lợi ích nhân đôi”
Trong thời điểm hiện tại khi nhu cầu mua sắm tăng trưởng một cách chóng mặt, thì việc kết hợp cả hai hình thức bán hàng truyền thống và online thực sự trở thành một “chiêu thức” có tác dụng to lớn trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa hình thức mua sắm, tăng độ tin cậy và dễ dàng tiếp cận khách hàng chính là bí quyết thành công nhân đôi được lợi ích.
Sự kết hợp này giúp các cửa hàng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng hơn, tận dụng được tất cả các điểm mạnh từ hai hình thức. Kinh doanh online thúc đẩy việc phát tán hình ảnh một cách rộng rãi, đưa nguồn khách tìm đến cửa hàng vật lý để trực tiếp mua sắm và trải nghiệm sản phẩm ngày càng đông. Mang về nguồn doanh thu khủng cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp.
Vậy với một doanh nghiệp phát triển song song cả hai hình thức bán hàng thì bạn cần chú trọng điều gì?
Phân bổ nguồn vốn
Với số vốn bỏ ra khi bán hàng truyền thống và bán hàng online là khác nhau và có độ chênh lệch rõ rệt. Nên bạn cần hoạch định rõ nguồn vốn đầu tư cho cả hai để có thể đáp ứng vận hành song song
Tập chung vào chất lượng sản phẩm
Việc phân bổ sản phẩm theo hai luồng khác nhau nên bạn cần đồng nhất quan điểm về chất lượng sản phẩm cho cả hai nơi bán. Nếu khách hàng cảm thấy khi mua hàng online chất lượng khác xa với sản phẩm họ mua trực tiếp tại cửa hàng thì rất dễ xảy ra làn sóng tẩy chay. Bởi như vậy khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa dối và không còn tin tưởng vào sản phẩm của bạn nữa
Khi ấy, kể cả sản phẩm bán trực tiếp của bạn có thật sự tốt thì chắc chắn cũng vẫn sẽ có những khách hàng quay lưng lại với sản phẩm và doanh nghiệp của bạn
Đầu tư vào dịch vụ khách hàng
Bán hàng trực tiếp hay bán hàng online thì cũng luôn tồn tại quá trình giao tiếp và tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Nhất là khi bạn vận hành song song cả hai hình thức thì bạn càng phải chú trọng đầu tư vào khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng đồng thời xây dựng quy trình bán hàng chuẩn và đồng nhất. Để khách hàng có thể tìm thấy sự hài lòng ở bất cứ đâu khi tương tác với người đại diện cho doanh nghiệp của bạn.
Đồng bộ dữ liệu khách hàng
Đây là một công việc quan trọng, phức tạp và khá tốn thời gian. Việc đồng bộ giữ liệu giúp cho mọi công đoạn trong quy trình bán hàng của bạn sẽ đều hiểu rõ về nhu cầu và phản hồi của khách hàng. Nếu khách hàng vẫn chọn sản phẩm của bạn những thay đổi phương thức mua hàng thì khách hàng đó vẫn được phục vụ chu đáo
Tuy nhiên, để việc đồng bộ dữ liệu và sử dụng dữ liệu khách hàng trong kinh doanh không bị xung đột thì doanh nghiệp của bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, các phần mềm giúp gắn kết khách hàng với doanh nghiệp như phần mềm Subiz để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Với bài viết trên đây, hy vọng mang lại cho bạn cho bạn thêm một số đánh giá về hai hình thức bán hàng phổ biến nhất hiện nay, đồng thời có cái nhìn khách quan trong việc nhận định Bán hàng trực tiếp hay online sẽ hiệu quả hơn?. Và lựa chọn được cho cửa hàng, doanh nghiệp của bạn cách thức kinh doanh phù hợp.
BẠN CÓ BIẾT!
Hiện nay với hình thức kinh doanh nào bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để đảm bảo việc vận hành cửa hàng một cách trơn chu. Nếu bạn đang có xu hướng sử dụng đa kênh bán hàng thì việc áp dụng các phần mềm như SUBIZ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về chăm sóc khách hàng, gia tăng tương tác với khách hàng tiềm năng đồng thời công cụ giúp chốt Sale một cách hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện. Quý khách hàng có thể để lại thông tin trên hộp chat Subiz hoặc liên hệ với tư vấn viên theo Hotline 02473.021.368 để yêu cầu dùng thử các tính năng Subiz chat.