Google Analytics là một công cụ thiết yếu đối với các nhà tiếp thị trên hành trình xây dựng và quản trị website. Đây là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ phân tích các dữ liệu website, thể hiện cách người dùng tương tác, và thực hiện các hành động chuyển đổi trên trang web. Thông qua việc theo dõi những chỉ số quan trọng, những các marketers sẽ nhận biết hiệu suất của trang web, và xác định được các phương hướng tối ưu website. Bài viết này chia sẻ một số cách cơ bản để đọc báo cáo Google Analytics.
Các chỉ số quan trọng khi đọc báo cáo Google Analytics
Dưới đây là những chỉ số quan trọng các marketers cần nắm rõ khi đọc báo cáo Google Analytics:
Users (người dùng)
- Users (Người dùng): là tổng số lượng người dùng đã truy cập vào website của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể chọn các khoảng thời gian khác nhau để nắm bắt được sự thay đổi của chỉ số này.
- New Users (Người dùng mới): là những người dùng ghé thăm trang web của bạn lần đầu tiên.
- Returning users (Người dùng quay lại): là số lượng người dùng trước đây đã từng tương tác với website và bắt đầu một phiên mới trên trang web.
Sessions (Phiên truy cập)
- Sessions (Phiên truy cập): Khi bạn theo dõi dữ liệu trên Google Analytics, mỗi phiên truy cập là một “chu kỳ” hoạt động từ lúc người dùng bắt đầu truy cập website cho đến khi họ kết thúc, tương tự như thao tác mở và đóng trang web. Nếu một người dùng quay lại trang web của bạn nhiều lần, mỗi lần đó sẽ được tính là một phiên truy cập riêng.
- Average engagement time per session (Thời gian tương tác tất cả các phiên/ số phiên truy cập): là thời gian trung bình mà người dùng dành để tương tác với website hoặc ứng dụng trong mỗi phiên truy cập.
- Pages per session (Số trang/ phiên): là số lượng trang web mà một người dùng trung bình xem trong mỗi phiên truy cập.
Views (Lượt xem)
- View (Lượt xem): là một cách để miêu tả hành động “nhìn” hoặc “xem qua” của người dùng với nội dung hoặc mục nào đó trên trang web.
- Pageviews (Lượt xem trang): Số lần mà trang web được xem bởi người dùng. Mỗi lần tải lại trang cũng được tính là một lượt xem trang, dù cho người dùng đã xem trang này trước đó hay chưa.
- Unique Pageviews (Lượt xem trang duy nhất): Số lần mỗi trang cụ thể được xem trong một phiên truy cập. Nếu người dùng tải lại trang hoặc xem nhiều lần trong cùng một phiên, chỉ tính là một lượt xem trang duy nhất.
Rates (Tỷ lệ)
- Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi): số người dùng trở thành khách hàng hoặc người đăng ký/ tổng số khách truy cập vào website.
- Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): là số lượt xem trang trang duy nhất và sau đó rời khỏi trang web mà không bấm vào bất kỳ trang nào khác trên website.
- Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác): số phiên mà người dùng tham gia tương tác/ tổng số phiên được truy cập.
Traffic sources (Nguồn lưu lượng)
- Organic Traffic (Lưu lượng truy cập tự nhiên): số lượng người dùng truy cập vào website từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,….
- Paid Search (Lưu lượng truy cập trả phí): số lượt truy cập vào website có trả phí để quảng cáo trên Google Ads.
- Direct Traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp): số lượng người dùng truy cập trang web trực tiếp thông qua việc nhập URL vào trình duyệt, lưu trang web trong danh sách trang yêu thích,…
- Social Traffic (Lưu lượng mạng xã hội): số lượng người truy cập trang web thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… mà không phải là kết quả từ việc chạy ads.
- Referral Traffic (Lưu lượng giới thiệu): số lượng người truy cập vào website từ các nguồn khác nhau, có thể thông qua một backlink hoặc các quảng cáo từ website khác giới thiệu nhưng không bao gồm các mạng xã hội.
Xem thêm:
Google Analytics 4 có gì mới? Cách hoạt động và cài đặt GA4 như thế nào?
10 câu hỏi thiết yếu khi sử dụng Google Analytics
Số Liệu Subiz Trên Google Analytics Đánh Giá Hiệu Quả Quảng Cáo
Hướng dẫn cách đọc báo cáo Google Analytics
Dưới đây là danh sách một số báo cáo mà Google Analytics cung cấp:
Báo cáo tổng quan
Cách truy cập báo cáo tổng quan:
- Trước tiên, đăng nhập vào tài khoản Google Analytics.
- Phía trên góc bên trái, chọn “Tất cả trang web dữ liệu”.
- Nhấp vào “Đối tượng”, sau đó nhấp vào “Tổng quan”.
- Phía góc trên bên phải, bạn có thể thay đổi phạm vi ngày.
- Nhấp vào “So sánh với” và chọn khoảng thời gian trước đó mà bạn muốn quan tâm.
- Cuối cùng, nhấp vào “Áp dụng”.
Với báo cáo tổng quan của Google Analytics, bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể về hiệu suất hoạt động của trang web thông qua các chỉ số báo cáo sau:
- Người dùng, người dùng mới và người dùng quay lại
- Lượt xem trang
- Tỷ lệ thoát trang
- Thời gian tương tác tất cả các phiên/ số phiên truy cập
- Số trang/ phiên
- Các nguồn lưu lượng: tự nhiên, trả phí,…
- Các yếu tố định danh: thông tin về nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính,…
Báo cáo chuyển đổi
Cách truy cập báo cáo chuyển đổi:
- Trước tiên, bạn cần đăng nhập vào tài khoản Google Analytics.
- Phía trên góc bên trái, chọn “Tất cả dữ liệu trang web”.
- Trong menu, nhấp vào “Chuyển đổi”.
- Một màn hình tổng quan sẽ hiển thị lưu lượng truy cập từ các nguồn khác nhau.
- Điều hướng đến góc trên cùng bên phải để thay đổi khoảng thời gian theo dõi theo mong muốn.
- Cuối cùng, nhấp vào “Áp dụng”.
Với báo cáo chuyển đổi của Google Analytics, bạn có thể nhận biết và đo lường các nền tảng truyền thông xã hội nào đang mang lại cho bạn nhiều lưu lượng truy cập nhất. Từ đó, xây dựng chiến lược tiếp thị hợp lý hơn.
Đồng thời, báo cáo chuyển đổi cũng cung cấp thông tin về các hoạt động chuyển đổi của người dùng trên trang web hoặc ứng dụng. Do đó, thông thường, các báo cáo chuyển đổi Google Analytics thường được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
Báo cáo hành vi
Cách truy cập báo cáo hành vi:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của bạn.
- Phía trên góc bên trái, chọn “Tất cả dữ liệu trang web”.
- Trong menu, nhấp vào “Hành vi”.
- Điều hướng đến góc trên cùng bên phải để thay đổi khoảng thời gian bạn quan tâm
- Cuối cùng, nhấp vào “Áp dụng”.
Với báo cáo hành vi của Google Analytics, Báo cáo hành vi trong Google Analytics cung cấp thông tin về cách người dùng tương tác và thực hiện các hoạt động trên trang web hoặc ứng dụng của bạn. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng, cách họ tương tác với nội dung và cách họ di chuyển trên trang web. Các chỉ số quan trọng ở báo cáo:
- Lượt xem trang
- Tỷ lệ thoát
- Lượt tương tác trên trang: nhấp vào liên kết, xem video, hoặc thao tác trên trang web.
- Nguyên nhân thoát: rời khỏi trang, quay trở lại trang trước hoặc tương tác trên trang tiếp theo.
- Quốc gia và ngôn ngữ
- Thiết bị và trình duyệt người dùng đang sử dụng
Google Analytics là một công cụ thiết yếu đối với tất cả các marketer khi xây dựng website. Bạn sẽ cần phải nắm rõ các đọc báo cáo Google Analytics, theo dõi và phân tích sự thay đổi các chỉ số để có thể xác định phương pháp cải thiện hiệu suất website và chiến dịch tiếp thị của mình. Việc theo dõi chỉ số dữ liệu cần được triển khai thường xuyên để nắm bắt tình trạng website và có các phương pháp hợp lý, đúng thời điểm để phát triển website.
Xem thêm:
Các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ tải trang web
Các nguyên do khiến lượng truy cập website giảm và cách khắc phục