- Sự cố từ máy chủ
- Thay đổi thiết kế, cấu trúc web
- Thiếu CDN (mạng phân phối nội dung)
- Ảnh hưởng của JavaScript
- CSS không được tối ưu hoá
- Sử dụng quá nhiều Plugin (tiện ích mở rộng hoặc chức năng bổ sung cho trang web)
- Trang web không tương thích với thiết bị di động
- Vấn đề bảo mật ảnh hưởng tới tốc độ tải trang
- Vấn đề cập nhật ảnh hưởng tới tốc độ tải trang
- Đính kèm quá nhiều quảng cáo
Các nghiên cứu từ Neilpatel cho thấy, tốc độ tải trang chậm có ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và có thể gây ra các thiệt hại đáng kể khác đối với doanh nghiệp:
- 47% người dùng mong đợi tốc độ tải trang web nhanh chóng trong vòng 2 giây hoặc thậm chí ít hơn
- 40% người dùng sẽ bỏ cuộc và rời đi nếu tốc độ tải trang web hơn 3 giây.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ tải trang.
Xem thêm:
Tối ưu tốc độ tải trang – một trong các việc cần làm khi website trở thành kênh bán hàng
Sự cố từ máy chủ
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ gửi một tín hiệu thông báo đến máy chủ, yêu cầu tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết để tải trang web. Nếu máy chủ không hoạt động để “đáp lại tín hiệu”, việc phản hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngay cả khi các phần khác của hệ thống đều hoạt động tốt nhưng hiệu suất kém của máy chủ có thể làm chậm tốc độ tải trang web. Thời gian phản hồi của máy chủ vượt quá 200 mili giây, có thể khiến truy cập website bị giảm.
Nguyên nhân:
- Các truy vấn cơ sở dữ liệu không được tối ưu hóa
- Có quá nhiều phần không cần thiết hoặc dư thừa mã nguồn khiến trì hoãn việc đáp ứng các yêu cầu từ người dùng
- Thiếu tài nguyên phần cứng có thể là do bộ xử lý (CPU), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
- Bộ lưu trữ của máy chủ không đủ khả năng để xử lý được khối lượng công việc hiện tại
- Máy chủ không có kết nối Internet đủ nhanh để đáp ứng yêu cầu truy cập của người dùng.
Cách khắc phục:
- Lý tưởng nhất là phải đáp ứng thời gian phản hồi của máy chủ dưới 200 mili giây.
- Kiểm tra lại mã nguồn và các truy vấn cơ sở dữ liệu để đảm bảo quy trình lập trình luôn được tối ưu
- Có thể nâng cấp bộ lưu trữ của máy chủ hoặc loại bỏ các tài nguyên không cần thiết để làm máy chủ trở nên nhẹ nhàng hơn. Điều này sẽ giúp máy chủ xử lý được khối lượng công việc nhiều hơn.
- Cân nhắc sử dụng thêm các giải pháp lưu trữ mở rộng như RAID hoặc lưu trữ đám mây.
- Nếu tình trạng kết nối Internet là nguyên nhân gây chậm trễ, hãy hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể đảm bảo kết nối ổn định và nhanh chóng.
Thay đổi thiết kế, cấu trúc web
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Tốc độ tải trang chậm, lượng traffic giảm và các số liệu dự báo khác cũng có xu hướng giảm.
Nguyên nhân:
- Sự hiện diện của nhiều thư mục con trong chuỗi URL
- Thiếu sơ đồ trang web
- Tồn tại nhiều chuyển hướng liên kết: backlink, internalink.
Cách khắc phục:
- Đơn giản hóa chuỗi URL, tránh việc sử dụng quá nhiều ký tự gạch chéo
- Thiết lập sơ đồ trang web, cấu trúc chỉ mục cụ thể giúp hỗ trợ máy chủ tải trang nhanh hơn
- Hạn chế số lượng liên kết trên trang web, từ đó giảm thiểu sự phân tán tài nguyên và tạo điều kiện tốt hơn cho việc tìm kiếm và hiển thị nội dung quan trọng cho người dùng.
Thiếu CDN (mạng phân phối nội dung)
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Khi thiếu CDN, người dùng sẽ có trải nghiệm truy cập trang web chậm hơn và không khả dụng.
Nguyên nhân: Chủ trang web không sử dụng CDN, điều này làm giảm hiệu suất tải trang và gây ra cản trở trong việc cung cấp nội dung tới người dùng.
Cách khắc phục:
- Sử dụng dịch vụ CDN như Cloudflare hoặc Akamai,…
- Lưu trữ bản sao của trang web trên CDN giúp giảm thời gian tải trang và tối ưu hóa việc truyền dữ liệu.
Ảnh hưởng của JavaScript
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Tải trang chậm hoặc lỗi trang web.
Nguyên nhân:
- Mã trang web quá cồng kềnh, chứa các ký tự dư thừa hoặc ngắt dòng không cần thiết
- Không tối ưu hóa JavaScript (mã làm cho trang web của bạn hoạt động và tương tác với người dùng) có thể làm cho quá trình tải trang trở nên chậm hơn.
Cách khắc phục:
- Xóa các tệp JavaScript bên ngoài và thay vào đó sử dụng JavaScript nội tuyến.
- Để giảm quá trình tải trang chậm, hãy sử dụng tải không đồng bộ JavaScript với các phần còn lại của trang. Ngoài ra, trì hoãn việc tải JavaScript cho đến khi phần còn lại của trang được hiển thị đến người dùng.
CSS không được tối ưu hoá
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Giống như JavaScript, CSS (mã chịu trách nhiệm tạo kiểu cho website và các tài liệu HTML) cũng có thể làm chậm quá trình tải trang.
Nguyên nhân: Không tối ưu hóa CSS.
Cách khắc phục: Hãy xóa các tệp CSS bên ngoài và thay thế chúng bằng CSS nội tuyến hoặc hợp nhất chúng lại thành một hoặc một số tệp.
Sử dụng quá nhiều Plugin (tiện ích mở rộng hoặc chức năng bổ sung cho trang web)
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Quá trình tải trang chậm.
Nguyên nhân: Sử dụng quá nhiều Plugin làm chậm quá trình tải trang.
Cách khắc phục:
- Tiến hành kiểm tra và loại bỏ các plugin không sử dụng
- Kiểm tra tốc độ tải trang web: PageSpeed Insights và GTmetrix,…
Trang web không tương thích với thiết bị di động
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Trang web không hiển thị đầy đủ nội dung trên thiết bị di động như khi người dùng truy cập qua trình duyệt trên máy tính.
Nguyên nhân:
- Trang web không được thiết kế để tự động thích nghi với các kích thước và độ phân giải của các thiết bị di động
- Giao diện website trên ứng dụng di động không được thiết kế phù hợp cho người dùng tương tác
- Các cửa sổ chat hay pop-up có thể không hoạt động tốt trên các thiết bị di động, gây cản trở cho trải nghiệm của người dùng.
Cách khắc phục:
- Xây dựng và cập nhật trang web để đảm bảo tích hợp khả năng thích ứng với mọi kích thước và định dạng trên thiết bị di động
- Kiểm tra mức độ thân thiện, tương thích của website với các thiết bị di động
- Xem lại thiết kế giao diện người dùng, đảm bảo phù hợp khi người dùng thực hiện các thao tác.
Vấn đề bảo mật ảnh hưởng tới tốc độ tải trang
Tình trạng/ biểu hiện lỗi: Sự cố bảo mật không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang mà còn tác động lớn đến nhiều khía cạnh khác của trang web. Nguy cơ rất cao về việc thông tin cá nhân bị đánh cắp, lây nhiễm phần mềm độc hại hoặc thư rác đến thiết bị của người dùng.
Nguyên nhân: Sự tấn công từ tin tặc hoặc doanh nghiệp không ưu tiên bảo mật trang web.
Cách khắc phục:
- Nâng cao bảo mật trang web, sử dụng thêm các dịch vụ Cloudflare, SiteLock hoặc Sucuri để xác định nguyên nhân gây ra các mối đe dọa và nhanh chóng giải quyết
- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật cơ sở dữ liệu, trang web
- Sử dụng HTTPS thay vì HTTP để đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải giữa trang web và người dùng đều được mã hoá an toàn
- Nhận chứng chỉ SSL (chứng nhận xác thực danh tính của trang web).
Vấn đề cập nhật ảnh hưởng tới tốc độ tải trang
Nếu bạn đang sử dụng WordPress hoặc CMS (hệ thống quản lý nội dung) khác để hoạt động trang web, thì việc quan tâm đến vấn đề cập nhật là cần thiết. Bởi, khi thực hiện cập nhật, trang web của bạn sẽ luôn đảm bảo hoạt động trên phiên bản mới nhất và tương thích với các yếu tố trong trang web. Từ đó, tốc độ tải trang hay hiệu suất làm việc của website cũng tốt hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sao lưu trang web trước khi thực hiện bất kỳ cập nhật.
Đính kèm quá nhiều quảng cáo
Mặc dù quảng cáo là cách để có nguồn thu nhập tốt từ những trang web, thế nhưng chúng cũng có thể gây trở ngại cho tốc độ tải trang hoặc khiến lưu lượng truy cập thấp. Số lượng quảng cáo tăng, nhất là quảng cáo đa phương tiện, cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm các yêu cầu HTTP và ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tải trang. Những quảng cáo này chồng chéo và gây trở ngại cho trang web, thậm chí tác động đến trải nghiệm người dùng khi phải chờ đợi lâu hơn.
Phân tích và tìm nguyên nhân gây ra sự cố tải trang web có thể là một nhiệm vụ khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, việc này sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng cường hiệu suất và duy trì lưu lượng truy cập trang web của bạn.
Xem thêm:
Cách cải thiện trải nghiệm người dùng trên website
Kỹ thuật tối ưu SEO on page cho kết quả ấn tượng
Xu hướng SEO năm 2023 bạn cần biết để định hướng phát triển website