- Thế nào là một quảng cáo tìm kiếm?
- 1. Nêu bật những đặc điểm độc đáo chỉ thương hiệu của bạn mới có
- 2. Thu hút khách hàng tiềm năng bằng 1 đề nghị đặc biệt
- 3. Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA)
- 4. Bao gồm ít nhất 1 từ khóa
- 5. Luôn giữ cho quảng cáo còn hiện hành
- 6. Hãy cực kì cụ thể
- 7. Kết hợp quảng cáo tới trang đích (landing page)
- 8. Tối ưu hóa cho di động
- 9. Hãy theo dõi đối thủ
- 10. Cá nhân hóa để thu hút khách hàng mục tiêu
- 11. Kiểm tra kĩ lỗi ngữ pháp và chính tả
Tạo ra một mẫu quảng cáo tìm kiếm cũng khó khăn như vậy. Càng khó hơn nữa khi nó phải thu hút được khách hàng và khiến họ quan tâm đến điều bạn muốn, khiến họ không thể cưỡng lại mà nhấp chuột vào.
Vậy làm thế nào để trở nên nổi bật trong chỉ một vài câu chữ? Dưới đây là những ví dụ thực tế tốt nhất sẽ giúp “khuếch đại” hiệu suất quảng cáo của bạn ngay lập tức.
Thế nào là một quảng cáo tìm kiếm?
Một quảng cáo tìm kiếm trông như thế nào?
Quảng cáo tìm kiếm là quảng cáo hiển thị khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm sản phẩm của bạn (hoặc những sản phẩm liên quan) trên công cụ tìm kiếm. Nó hiển thị dưới dạng một đoạn văn bản ngay phía trên hoặc dưới những kết quả tìm kiếm hàng đầu. Nếu bạn đã từng tìm kiếm trên Google, chắc hẳn bạn cũng đã nhìn thấy một quảng cáo tìm kiếm nào đó.
Một quảng cáo tìm kiếm thường bao gồm tiêu đề, liên kết và mô tả ngắn:
Tiêu đề: Một đoạn nội dung ngắn gọn làm nổi bật công ty hoặc sản phẩm có sử dụng các từ khóa đã chọn
URL hiển thị: Đây là URL mà bạn muốn quảng cáo này liên kết đến. Hãy luôn chắc chắn rằng URL còn tồn tại và đang hoạt động đúng cách
Đoạn quảng cáo: Đây sẽ là những dòng chữ sáng tạo về những gì bạn có thể cung cấp, nó chính là yếu tố khiến thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và thu hút khách hàng
Số lượng kí tự trong mỗi phần trên đây là giới hạn, vì thế bạn cần cân nhắc làm thế nào để sử dụng nó một cách sáng suốt. Vậy giới hạn độ dài cho mỗi thành phần này là gì?
- Tiêu đề: 25 ký tự
- URL hiển thị: 35 ký tự hiển thị (tổng số 255 ký tự)
- Đoạn quảng cáo: 35 ký tự trên mỗi dòng
Bạn đã biết quảng cáo tìm kiếm là gì rồi, vậy hãy cùng tìm hiểu những mẹo viết mẫu quảng cáo hấp dẫn nhất và tận dụng tối ưu giới hạn kí tự dưới đây
1. Nêu bật những đặc điểm độc đáo chỉ thương hiệu của bạn mới có
Giữa “hằng hà sa số” thương hiệu trên mạng, bạn cần xác định điểm mạnh của công ty mình là gì. Nếu bạn có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển đến nhiều quốc gia khác nhau, hãy viết ra. Nếu bạn có 1 sản phẩm/ dịch vụ chuyên biệt, hãy khiến người ta nhớ về nó. Nếu bạn có nhiều khách hàng hài lòng hơn so với đối thủ, đừng “giấu” đi!
Hãy xem cách Subiz nêu bật được các dịch vụ nổi bật của họ trong mẫu quảng cáo dưới đây. Các tính năng, gói Subiz miễn phí, Vì sao là Subiz?… có khiến khách hàng tiềm năng chú ý và nhấn vào liên kết
2. Thu hút khách hàng tiềm năng bằng 1 đề nghị đặc biệt
Bạn đang có đợt dùng thử không trả phí? Bạn cung cấp dịch vụ vận chuyển ưu đãi? Những lời mời gọi hấp dẫn này sẽ trở thành tiêu đề hoàn hảo để thu hút khách hàng “từ cái nhìn đầu tiên”.
Như bạn có thể nhìn thấy ở mẫu quảng cáo tìm kiếm dưới đây, Gap sử dụng “giảm giá 40%” và “miễn phí vận chuyển”. Một khách hàng tiềm năng đang phân vân về mức giá cao của Gap có thể vì những dòng này mà ấn vào web, khiến bản thân trở nên thân thuộc hơn với thương hiệu, dẫn đến hành động mua hàng – tất cả chỉ nhờ 1 lời đề nghi hấp dẫn.
3. Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA)
Một quảng cáo hiệu quả là quảng cáo khuyến khích khách hàng thực hiện 1 hành động. Dù là điền vào mẫu đơn, bắt đầu dùng thử miễn phí, hay đặt hàng ngay bây giờ, những ngôn ngữ mang tính hành động sẽ khơi gợi hành vi mong muốn.
Bạn có thể thấy điều này trong mẫu quảng cáo dưới đây. Tạp chí Time sử dụng lời kêu gọi trong quảng cáo để khách hàng thực hiện hành động theo dõi mình
4. Bao gồm ít nhất 1 từ khóa
Điều này giúp khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm trong lĩnh vực liên quan có thể dễ dàng tìm thấy thương hiệu của bạn. Khi họ tìm kiếm bằng từ khóa đó, đoạn quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện với từ khóa được in đậm.
Cách để lựa chọn từ khóa tốt nhất cho mẫu quảng cáo:
Đặt mình vào vị trí khách hàng: họ sẽ tìm kiếm cụm từ gì nếu có ý định mua sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán? (Nếu bạn không biết, hãy trực tiếp hỏi họ)
Cân bằng giữa tổng quát và cụ thể: Từ khóa phải đủ cụ thể để nhắm đúng cá tính khách hàng của bạn, nhưng phải đủ tổng quát để tạo ra nhận thức thương hiệu trong những người tìm kiếm rộng rãi hơn.
Chọn đúng số lượng: Google gợi ý bạn nên có 5-20 từ khóa trong mỗi nhóm quảng cáo, đủ để bạn đặt những từ khóa đúng những tiêu chí trên
5. Luôn giữ cho quảng cáo còn hiện hành
Không có gì tệ hơn là việc nhấp vào một quảng cáo miễn phí vận chuyển để rồi phát hiện thời hạn đã hết từ hôm qua. Hãy luôn giữ cho nội dung quảng cáo của bạn còn hiệu lực ở hiện tại sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tích cực, khiến họ dễ dàng “móc hầu bao” hơn
Đó cũng là điều cần lưu ý khi quảng cáo sản phẩm mới, thay đổi giá cả… Nếu khách hàng muốn tìm hiểu về thông tin của bạn, hãy để những tin tức mới nhất và liên quan nhất hiển thị.
6. Hãy cực kì cụ thể
Nghiên cứu cho thấy việc thêm các dữ liệu thống kê và con số vào mẫu quảng cáo sẽ khiến nó trông đáng tin cậy hơn. Chưa kể rằng quảng cáo của bạn càng cụ thể, hiệu quả sẽ càng cao.
Thêm vào mẫu quảng cáo số liệu, phần trăm giảm giá, xếp hạng, đánh giá… để gây chú ý mạnh hơn, khiến khách hàng muốn click chuột vào hơn. Thông thường, con số sẽ “dễ tiêu hóa” hơn là hàng dài chữ diễn giải, giúp mọi người hiểu về những gì bạn đang cung cấp cho họ.
7. Kết hợp quảng cáo tới trang đích (landing page)
Những người làm Marketing hẳn đều biết sự quan trọng của trang đích, và khi sử dụng quảng cáo để hỗ trợ trang đích ấy, sự thống nhất giữa 2 bên càng trở nên thiết yếu.
Đừng hứa hẹn trong quảng cáo rằng chúng tôi đang miễn phí ebook mà thực sự lại phải trả tiền, đừng nói đang cho dùng thử sản phẩm 10 ngày mà trong trang đích chẳng có dòng nào như vậy. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm chứng sự thống nhất này, và sẽ bỏ đi nếu thấy mình bị lừa.
8. Tối ưu hóa cho di động
Theo một nghiên cứu gần đây, 33% số người được hỏi cho biết thiết bị sử dụng chính của họ là điện thoại di động.
Điều này có nghĩa bạn cần đảm bảo quảng cáo của mình phù hợp với người sử dụng điện thoại di động cũng như máy tính xách tay. Những trải nghiệm này cần mượt mà trên cả 2 thiết bị để không làm gián đoạn tìm kiếm của người dùng.
9. Hãy theo dõi đối thủ
Nổi bật giữa những đối thủ – đó chính là mục đích khi bạn tạo ra một quảng cáo tìm kiếm. Quảng cáo của bạn chính là điểm nhận diện khác biệt với những công ty khác trong cùng lĩnh vực
Dưới đây là 3 đoạn quảng cáo sẽ xuất hiện khi bạn tìm kiếm với từ khóa “khách sạn ở New York”. Hai quảng cáo phía dưới gần như giống nhau, nhưng quảng cáo đầu tiên có sự khác biệt. Booking.com có vẻ đã quan sát đối thủ cạnh tranh của mình rất chặt chẽ và biết rằng quảng cáo của họ sẽ thu hút nhấp chuột hơn.
10. Cá nhân hóa để thu hút khách hàng mục tiêu
Bạn đang tiếp cận đối tượng học sinh- sinh viên tìm kiếm sách giáo khoa? Hoặc người mua hàng ở phút cuối đã quên thanh toán món quà sinh nhật cho bạn mình? Nắm bắt chính xác mình cần “theo sau” ai sẽ giúp bạn có được những mẫu quảng cáo cá nhân hóa gây chú ý ngay lập tức với công chúng mục tiêu, để nói đúng nhu cầu, mong muốn của họ.
11. Kiểm tra kĩ lỗi ngữ pháp và chính tả
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nếu phát hiện trên mẫu quảng cáo của mình vẫn còn lỗi ngữ pháp, chính tả, dấu câu… và sai lầm nhỏ này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Bạn có nhận ra điều ngớ ngẩn gì trong quảng cáo bít tết này? Thiếu dấu chấm câu giữa “seafood” và “Best”, còn viết sai “manhatten” một cách trầm trọng.
Và cuối cùng, hãy liên tục thử nghiệm và cải tiến mẫu quảng cáo của bạn! Chúc các bạn thành công.
Bài liên quan: