Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng để chuyển đổi họ thành khách hàng

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, mọi người có nhiều khả trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Vậy làm thế nào để biết được chính xác khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết tại đây.

KHÁI NIỆM
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tập thể có nhiều khả năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai, họ có sự quan tâm, nhu cầu, năng lực hay tài chính để ra quyết định mua hàng.
Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là gì?

Lợi ích của việc chăm sóc khách hàng tiềm năng 

Xu hướng của khách hàng hiện nay là ưu tiên trải nghiệm dịch vụ hơn là quan tâm đến giá cả hoặc tính năng của sản phẩm/ dịch vụ, điều này được chứng minh cụ thể thông qua các số liệu từ trang Carlajohnson.co. Theo trang web này, tới 86% khách hàng sẵn sàng chi trả thêm 25% để có trải nghiệm dịch vụ tốt hơn và 50% khách hàng sẽ duy trì sử dụng sản phẩm/ dịch vụ nếu họ nhận được sự chăm sóc chu đáo từ doanh nghiệp. 

Dưới đây là các lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đạt được khi chăm sóc khách hàng tiềm năng:

Chăm sóc khách hàng tiềm năng để tìm hiểu họ: thông qua việc chăm sóc khách hàng tiềm năng, bạn có thể trò chuyện chia sẻ với họ, nâng cao sự hiểu biết khách hàng về nhân khẩu học, hành vi, sở thích,… Từ đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để khai thác hiệu quả dữ liệu khách hàng, biết được cốt lõi lý do vì sao họ có khả năng mua hàng nhưng chưa sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn, họ so sánh bạn với đối thủ cạnh tranh như thế nào,… Chính những điều này giúp bạn gia tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện hiệu quả chiến dịch tiếp thị và gia tăng khả năng chốt đơn.

Tìm ra giải pháp cải thiện sản phẩm/ dịch vụ: khi bạn tìm hiểu được lý do tại sao khách hàng tiềm năng có nhu cầu nhưng lại không sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình thì bạn sẽ có nhiều cơ sở, gợi ý trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó, khả năng thuyết phục khách hàng trải nghiệm hay dùng thử sản phẩm/ dịch vụ của mình được cải thiện đáng kể.

Tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu: trong quá trình chăm sóc khách hàng tiềm năng, bạn sẽ phải tương tác, tư vấn sản phẩm/ dịch vụ, chia sẻ về thương hiệu hay thực hiện cam kết với họ,… và khi quá trình được thực hiện một cách chỉnh chu, chuyên nghiệp sẽ gây được dấu ấn thương hiệu tốt trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, khi họ cần đến sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến ngành hàng mà bạn đang kinh doanh, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn hoặc giới thiệu cho người mà họ quen biết.

Tăng doanh số bán hàng: chăm sóc khách hàng tiềm năng giúp tăng doanh số bán hàng bằng cách tạo ra một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng trước khi họ trở thành khách hàng thực sự. Như vậy, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự được cải thiện đáng kể cũng như là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. 

Lợi ích của việc chăm sóc khách hàng tiềm năng

Lợi ích của việc chăm sóc khách hàng tiềm năng

Xây dựng cái nhìn tích cực về thương hiệu: chăm sóc khách hàng tiềm năng giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và đối xử tốt. Từ đó, họ có thể truyền đi thông tin tích cực về doanh nghiệp đến những người khác trong cộng đồng của họ, giúp tăng khả năng thu hút khách hàng mới và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

7 Tips chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả

Sau khi hiểu rõ về lợi ích của việc chăm sóc khách hàng tiềm năng thì phần này sẽ gợi ý cho bạn các cách chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả:

Lọc khách hàng tiềm năng trong danh sách khách hàng chung 

Trong cơ sở dữ liệu khách hàng chung của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều tệp khách hàng: khách hàng tiềm năng, khách hàng cũ, khách hàng trung thành,… Do đó, với số lượng dữ liệu lớn như vậy thì không thể tránh khỏi trường hợp danh sách khách hàng bị trùng hoặc thông tin cá nhân spam, không chính xác. 

Giả sử, thông tin khách hàng bị trùng lặp, bạn gửi 1 tin nhắn với cùng 1 nội dung cho khách hàng nhiều lần, điều này gây khó chịu đối với họ và họ có thể block hoặc đánh giá xấu về doanh nghiệp. Trong một trường hợp khác, nội dung thông điệp được gửi tới cho khách hàng tiềm năng nhưng lại được gửi nhầm cho đối tượng khách hàng khác, điều này cũng gây cảm giác bị làm phiền và khó chịu với họ.  

Đây cũng chính là lý do cần thiết phải lọc danh sách khách hàng tiềm năng từ danh mục khách hàng chung để có thể tạo kế hoạch riêng cho tệp khách hàng này. 

Xem thêm: Lọc khách hàng và tạo tệp khách hàng ngay trên Subiz

Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả

Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả

Phân loại mức độ khách hàng 

Sau khi có được danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng và đáng tin cậy hơn, bạn sẽ cần phải phân loại mức độ khách hàng phù hợp, cũng như sắp xếp lại danh sách khách hàng của mình một cách logic và thống nhất hơn. 

Dưới đây là một số gợi ý phân loại khách hàng tiềm năng

  • Khách hàng có nhu cầu nhưng chưa biết đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp 
  • Khách hàng đang tìm hiểu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn
  • Khách hàng đang phân vân về lựa chọn giữa sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp với đối thủ cạnh tranh
  • Khách hàng đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí sau để phân loại mức độ khách hàng tiềm năng:

  • Tiêu chí về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, sở thích,…
  • Tiêu chí về tâm lý học và hành vi mua hàng
  • Tiêu chí liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ: giá cả, khuyến mãi,…

Lên chiến lược cho từng nhóm

Việc phân loại mức độ khách hàng tiềm năng như trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về danh sách khách hàng của mình, biết được số lượng khách hàng tiềm năng đang ở mức độ nào nhiều nhất để từ đó có thể tập trung triển khai chiến dịch tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến họ được hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lên chiến lược triển khai cho từng nhóm khách hàng được cụ thể và hiệu quả nếu bạn muốn gia tăng khả năng tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ đến với họ.

Lên chiến lược cho từng nhóm khách hàng tiềm năng

Lên chiến lược cho từng nhóm khách hàng tiềm năng

Chủ động lắng nghe khách hàng và tìm kiếm giải pháp phản hồi 

Bạn sẽ trở nên giá trị hơn trong mắt họ ngay khi họ cần bạn và bạn có mặt ngay ở đó. Do vậy, cách tốt nhất để tạo ấn tượng trong lòng khách hàng đó là chủ động lắng nghe và tìm kiếm giải pháp phản hồi ngay lập tức. Hãy giữ cho mình một hình thái thật chuyên nghiệp và bình tĩnh khi tiếp nhận các thông tin và phản hồi từ phía khách hàng, khi đó, những phản hồi mà bạn cung cấp lại cho họ sẽ trở nên uy tín và đáng tin cậy hơn rất nhiều. Bên cạnh, bạn có thể chủ động cung cấp thêm nhiều giải pháp khác nếu nhận thấy khách hàng có sự phân vân, lo lắng với thông tin mà bạn đã trình bày trước đó.

Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng

Có rất nhiều cách thu hút khách hàng tiềm năng như:

  • Chương trình khuyến mãi, ưu đãi,… của sản phẩm/ dịch vụ 
  • Cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng như viết blog, email marketing, ebook,…
  • Ngoài ra, bạn có thể cung cấp kiến thức hoặc mẹo khi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ

Việc xây dựng chiến lược thu hút khách hàng như vậy không những giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, tăng độ phủ sóng mà còn giúp nâng cao giá trị và sứ mệnh của thương hiệu.

Kết hợp tự động hóa 24/24

Khi chăm sóc một tệp khách hàng, có thể bạn sẽ phải lặp lại nhiều loại tin nhắn khác nhau, chẳng hạn như là tin nhắn chào hỏi, tin nhắn cung cấp thông tin sản phẩm,.. Như vậy, để tiết kiệm được thời gian cũng như đáp ứng được yêu cầu trả lời khách hàng ngay lập tức, bạn sẽ cần thiết sử dụng các công cụ hỗ trợ như AI, chatbot,… để phản hồi khách hàng đạt được hiệu quả cao.

Xem thêm: Subiz tự động hóa tương tác khách hàng

Sử dụng phần mềm, công cụ hỗ trợ 

Danh sách khách hàng tiềm năng có thể được thu thập từ rất nhiều nguồn như website, fanpage Facebook, Zalo, cuộc gọi hoặc tin nhắn tổng đài,… Do vậy, nếu muốn chăm sóc 1 khách hàng tiềm năng thì bạn phải thực hiện tra cứu xem họ thuộc kênh nào, sau đó đọc dữ liệu và mới có thể chăm sóc được họ. Các thao tác như vậy khiến cho việc chăm sóc khách hàng trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn. Vì vậy, cần thiết phải tìm kiếm các giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh.

Như vậy, chăm sóc khách hàng tiềm năng không chỉ đơn giản là bán hàng hay trò chuyện với khách hàng thông thường mà còn là một chiến lược tiếp thị lâu dài. Đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn đột phá doanh thu cũng như xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành trong tương lai.

Share this