“Hướng dẫn đánh giá chất lượng tìm kiếm” – một tài liệu do Google cung cấp đã chứng minh rằng E-E-A-T tốt cho cả trong lẫn ngoài trang web, nó giúp cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm Google. Vậy EEAT Google là gì ? E-E-A-T sẽ tác động đến SEO như thế nào? Hãy cùng Subiz tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé !
E-E-A-T là gì?
E-E-A-T là viết tắt của Experience (Kinh nghiệm), Expertise (Chuyên môn), Authority (Tính thẩm quyền) và Trust (Sự tin cậy). Đây là từ viết tắt được lấy từ “Google’s Search Quality Rater Guidelines” – một tài liệu 168 trang được tạo bởi những người đánh giá chất lượng của Google, để đánh giá chất lượng kết quả tìm kiếm của Google. Google đã công bố tài liệu này trực tuyến vào năm 2013 nhằm “giúp các webmaster hiểu rõ những gì Google tìm kiếm trong một trang web”. Khi trang web có EEAT SEO tốt, nó có khả năng cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm của Google.
Phân tích chi tiết về E-E-A-T
Sau đây là phân tích chi tiết từng phần viết tắt của E-E-A-T
Experience – Kinh nghiệm hay trải nghiệm thực tế
Experience là một yếu tố mới để tạo thành tổ hợp E-E-A-T. Trước đó, khái niệm này chỉ là E-A-T (expertise, authoritativeness, trustworthiness).
Để đạt yếu tố experience, bài viết cần thể hiện trải nghiệm trực tiếp của người sáng tạo với chủ đề đó. Điều này giúp chứng minh rằng các đề xuất đã được thử nghiệm, và những hiểu biết sâu sắc đó là xác thực.
Expertise – Mức độ chuyên sâu và kiến thức chuyên ngành
Đánh giá chuyên môn chủ yếu được thực hiện dựa trên mức độ kiến thức và kỹ năng của người tạo nội dung, không chỉ đơn thuần là trang web hay tổ chức. Google tìm kiếm nội dung được tạo ra bởi các chuyên gia trong lĩnh vực đó để đánh giá mức độ chuyên môn.
Đối với các chủ đề liên quan đến YMYL (Your Money or Your Life – Tiền của bạn hay Cuộc sống của bạn), chuyên môn liên quan đến hình thức chuyên môn, bằng cấp và trình độ học vấn của người tạo nội dung. Ví dụ, 1 bài viết về thuế được viết bởi 1 kế toán có chứng chỉ thì đúng chuyên môn và đáng tin cậy hơn là những người viết không phải kế toán, mà tham khảo các bài viết trên internet, tổng hợp nội dung rồi viết lại. Chuyên môn hình thức (hay còn gọi là chuyên môn kỹ thuật) là khả năng, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Nó đề cập đến việc nắm vững các phương pháp, quy trình và kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc hoặc hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Chuyên môn hình thức đối với các chủ đề không phải YMYL liên quan đến khả năng thể hiện kinh nghiệm sống phù hợp và kiến thức chuyên môn hàng ngày. Điều này có nghĩa là người tạo nội dung không cần có bằng cấp hoặc đào tạo “chuyên môn” chính thức trong lĩnh vực đó, miễn là họ có kiến thức đời sống phù hợp và được coi là “chuyên gia” trong chủ đề đó.
Ví dụ một beauty blogger, dù họ không phải là bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia nghiên cứu các hoạt chất trong mỹ phẩm với bằng cấp và chứng chỉ, chỉ đơn giản họ có đam mê, trải nghiệm và kiến thức cá nhân về việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm, họ vẫn được coi là chuyên gia trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Authoritativeness – Mức độ thẩm quyền
Mức độ thẩm quyền là xem xét mức độ mà người tạo nội dung hoặc trang web được coi là đáng tin cậy trong lĩnh vực cụ thể. Thường thì không có nhiều trang web hoặc người tạo nội dung chính thức và đáng tin cậy trong hầu hết các chủ đề. Tuy nhiên, khi có, họ là những nguồn tin đáng tin cậy nhất. Ví dụ, trang web chính thức của chính phủ để gia hạn hộ chiếu là nguồn tin duy nhất, chính thức và có thẩm quyền để gia hạn hộ chiếu..
Bên cạnh đó, Wikipedia là một ví dụ điển hình cho mức độ thẩm quyền trong EEAT Google. Wikipedia là một dự án cộng đồng trực tuyến, nơi hàng triệu người dùng đóng góp thông tin và kiểm tra chéo nội dung. Vì vậy, nội dung trên Wikipedia thường được xem là có mức độ thẩm quyền cao hơn so với nhiều trang web cá nhân hoặc blog, vì nó được đánh giá và kiểm chứng bởi một cộng đồng lớn và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mức độ thẩm quyền của một trang web hay nguồn thông tin cũng có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố khác như danh tiếng của tác giả, độ chính xác và độ phổ biến của thông tin được trình bày. Ví dụ, nếu một trang web được điều hành bởi một tổ chức uy tín trong ngành, như một đại học hàng đầu hoặc một tổ chức nghiên cứu có tiếng, thông tin trên trang web đó có xuất phát từ nguồn có thẩm quyền và có độ tin cậy cao hơn.
Trustworthiness – Mức độ tin cậy
Độ tin cậy của một trang web là yếu tố quan trọng để đảm bảo mức độ chính xác và đáng tin cậy của thông tin có trên website đó. Mỗi loại trang web có các tiêu chí đánh giá tin cậy riêng, tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chung cần được xem xét.
Ví dụ, đối với cửa hàng trực tuyến, việc có hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn và dịch vụ khách hàng đáng tin cậy là rất quan trọng. Điều này đảm bảo rằng thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng được bảo vệ và giao dịch diễn ra một cách an toàn.
Đánh giá sản phẩm cũng cần được thực hiện một cách trung thực và hữu ích. Điều này giúp người đọc có thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định mua sắm thông minh, thay vì chỉ là những lời quảng cáo. Đối với các trang thông tin quan trọng như YMYL, việc cung cấp thông tin chính xác là không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho mọi người và xã hội. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, việc đưa ra thông tin sai lệch có thể gây hại đến sức khỏe và sự an toàn của mọi người.
Tuy nhiên, đối với các bài đăng trên mạng xã hội về các chủ đề không liên quan đến YMYL, mức độ tin cậy có thể không cần phải quá cao. Ví dụ, nếu mục đích của bài đăng là giải trí cho khán giả và nội dung không mang nguy cơ gây hại, thì mức độ tin cậy không cần thiết phải cao như trên các trang thông tin chính thống.
Các trang web YMYL yêu cầu mức độ tin cậy cao, do đó, thông tin người chịu trách nhiệm về nội dung của trang web thường cần được cung cấp đầy đủ. Đặc biệt, đối với các chủ đề YMYL và các cửa hàng trực tuyến việc cập nhật đủ thông tin liên hệ là rất quan trọng. Nếu một cửa hàng hoặc trang web giao dịch tài chính chỉ có địa chỉ email và địa chỉ văn phòng, có thể khó nhận được trợ giúp nếu có vấn đề xảy ra với giao dịch. Tương tự, nhiều loại trang web YMYL khác cũng đòi hỏi mức độ tin cậy cao từ phía người dùng.
Người đánh giá cũng xem xét tính chính xác của nội dung. Đối với các bài báo tin tức và trang thông tin, nội dung chất lượng cao phải chính xác về mặt sự thật cho chủ đề và phải được đồng thuận của các chuyên gia. Bên cạnh đó, việc trích dẫn nguồn cũng là một phần không thể thiếu.
Tài liệu đánh giá chất lượng của Google (QRG) nói gì về E-E-A-T?
Vào tháng 2 năm 2019, Google xác nhận rằng E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness – Chuyên môn, Tính ủy quyền, Độ tin cậy) là một thành phần quan trọng trong thuật toán của công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới.
Google cung cấp một tài liệu được gọi là “Hướng dẫn cho các đánh giá viên chất lượng” (Quality Raters’ Guidelines – QRG), đưa ra các nguyên tắc đầy đủ về E-E-A-T. Đây là một tập hợp các phương pháp SEO được Google đề xuất.
Theo Blog của Google Webmasters, tập hợp nguyên tắc này được phát triển để giúp các chuyên gia hiểu rõ mong muốn của Google về chất lượng trang web. Trong đó, E-E-A-T sẽ ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong thuật toán và các chiến lược SEO của Google.
Theo Google, YMYL (Your Money or Your Life) là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ trang web nào chứa nội dung liên quan đến sự ổn định tài chính, hạnh phúc, sức khỏe hoặc an toàn của con người. Nếu trang web của bạn thuộc lĩnh vực y tế, pháp lý hoặc tài chính, thì việc có E-E-A-T tốt rất quan trọng.
Ngoài ra, trang web của bạn cũng có thể được coi là YMYL nếu cung cấp lời khuyên giúp mọi người đưa ra những quyết định quan trọng. Nếu bạn bán sản phẩm thông qua trang web của mình, trang web cũng được xem là trang YMYL.
EEAT có phải là 1 yếu tố xếp hạng không?
Để một yếu tố được xem là “yếu tố xếp hạng”, nó cần phải là một thứ hữu hình mà máy tính có thể hiểu và đánh giá. Ví dụ điển hình về điều này là số lượng backlink đến một trang. Google thu thập dữ liệu về các trang web trên diện rộng để biết được có bao nhiêu backlink trỏ đến từ các trang khác. Sau đó, họ sử dụng một chương trình máy tính để xếp hạng các trang dựa trên số lượng backlink cao nhất.
Đây là cách Google giải quyết vấn đề này: Đầu tiên, các kỹ sư tìm kiếm phải nghĩ ra cách điều chỉnh thuật toán để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm. Sau đó, họ gửi kết quả tìm kiếm đó cho những người có thẩm quyền đánh giá chất lượng của các trang web, và những người này sẽ xem xét và đưa ra phản hồi cho Google. Cuối cùng, Google sử dụng phản hồi đó để quyết định xem liệu các điều chỉnh thuật toán đề xuất có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả là tích cực, thì sẽ có những thay đổi được áp dụng. Nhờ vào quy trình này, kỹ sư của Google có thể hiểu được các tín hiệu hữu hình liên quan đến E-E-A-T và điều chỉnh thuật toán xếp hạng để phù hợp với những yếu tố đó.
Bỏ qua EEAT sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng?
Rất nhiều doanh nghiệp đã gánh chịu những thiệt hại đáng kể khi bỏ qua nguyên tắc EEAT SEO. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Prevention.com đã mất khoảng 5 triệu lượt truy cập hàng tháng chỉ trong một đêm.
- DrAxe.com đã mất đến 10 triệu lượt truy cập hàng tháng sau một đêm và vẫn chưa thể phục hồi.
Những doanh nghiệp này đã mất đi lượng truy cập quan trọng trên website, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của họ.
Theo ý kiến của các chuyên gia, Google đang ngày càng hoàn thiện thuật toán của mình để đánh giá các trang web dựa trên nguyên tắc EEAT Google. Đơn giản mà nói, nếu Google phát hiện một trang web khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, thì Google sẽ ưu tiên và thay thế vị trí hiện tại của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
EEAT Google được coi là một yếu tố quan trọng đối với hầu hết các trang web. Có nghiên cứu cho thấy nhiều trang web đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các cập nhật gần đây của Google do thiếu E-E-A-T. Do đó, việc cải thiện EEAT SEO trở thành mục tiêu của nhiều doanh nghiệp để nâng cao thứ hạng và tăng lượng truy cập vào trang web.
Xem thêm:
Xu hướng SEO năm 2023 bạn cần biết để định hướng phát triển website
Các kỹ thuật tối ưu SEO onpage cho kết quả ấn tượng
Làm thế nào để sáng tạo nội dung chuẩn SEO