1. Xây dựng Fan base
Trên thực tế, có hai tính năng quan trọng nhất trong Bảng điều khiển mới mà bạn cần chú ý, đó là: Manage và Build Audience.
Hãy xem phần Manage trước nhé!
- Edit Page – Đây là nơi mọi hoạt động trên trang đều cần được bạn cho phép. Với chức năng này, bạn cũng có thể xác định được tầm ảnh hưởng của mỗi bài đăng, lựa chọn hình thức trả lời tin nhắn hay cấp quyền cho fan đăng bài. Lưu ý rằng tất cả những thiết lập này sẽ ảnh hưởng đến tính tương tác của người dùng.
- Use Activity Log – Chức năng này có nhiều điểm tương đồng với timeline hồ sơ cá nhân của bạn. Bạn có thể lướt qua timeline để xem lại bài đăng của mình hay của fan trên trang. Trong mỗi lần cập nhật, bạn có thể tinh chỉnh chức năng này theo các hướng: Hidden from Page (Ẩn khỏi trang), Change Date (Đổi ngày), Report/ Mark as Spam (Thông báo/ Đánh dấu Spam), Allow on Page (Cho phép trên trang) hay Highlight bài đăng.
- Xem người dùng bị chặn – Chức năng này cho phép bạn quản lí hoạt động của những người dùng bị chặn trên trang. Bên cạnh đó, bạn có thể bỏ chặn những người này.
Tiếp theo, hãy xem đến Build Audience nhé!
Đây là một chức năng tuyệt vời giúp bạn xây dựng một fanbase. Dưới đây là những điều bạn có thể tận dụng:
- Invie Email Contacts- Nếu bạn đã xây dựng được một danh sách email, hãy mời họ tham gia trang Facebook Fanpage của doanh nghiệp mình. Hãy nhớ rằng danh sách email cho mỗi lần mời không vượt quá con số 5000, nếu nhiều hơn bạn có thể tách ra và sử dụng cho lần tiếp theo.
- Invie Friends- Bạn có thể gửi lời mời tham gia Facebook Fan Pages tới bạn bè của mình, và lời mời đó sẽ hiển thị trong phần Notifications ở trang cá nhân của họ.
- Share Page- Bạn có thể sử dụng chức năng này để chia sẻ bài đăng trên trang cá nhân của mình. Điều này sẽ giúp nhiều người biết đến trang Fanpage của bạn hơn.
- Create an ad- Nếu bạn có vốn, bạn có thể sử dụng quảng cáo để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bằng cách sử dụng chức năng này thông qua việc nhắm mục tiêu người dùng dựa trên đặc tính về nhân khẩu học, vị trí địa lí, giới tính, v.v
2. Sử dụng Insights để cải thiện hiệu suất nội dung
Facebook cung cấp một công cụ tuyệt với để đáp ứng mong muốn của mỗi startup: đánh giá mỗi hoạt động của mình trên trang là thành công hay thất bại, đó chính là Facebook Insights.
Trong bảng quản trị, khi click vào nút “See All”, bạn sẽ nhìn thấy một bản tóm tắt hay dashboard, cung cấp thông tin về:
- Total Likes- Tổng số lượt Likes của fan trên trang.
- Friends of Fans- Khi sử dụng chức năng này, bạn có thể xem fan của mình có bao nhiêu bạn bè, đồng thời cũng đưa ra cho bạn một số gợi ý để tiếp cận nguồn khách hang tiềm năng này.
- People Talking About This- Chức năng này sẽ hiển thị cho bạn thấy mọi hoạt động của fan trên trang, cho dù là đăng bài gì đó trên tường, tương tác( Like, Share hay Comment) với cập nhật trạng thái của bạn, trả lời câu hỏi, tag bạn, v.v
- Weekly Total Reach- Với tính năng này, bạn có thể biết được bao nhiêu người đã xem nội dung của bạn trong bảy ngày vừa qua để từ đó đánh giá tính hiệu quả của nội dung bài đăng.
- Posts- Bạn có thể tự mình thống kê số lần đăng bài trên trang bằng cách xem biểu đồ đường màu tím trong mục Insights. Bên cạnh đó, thông tin chi tiết của mỗi lần đăng bài cũng được phân tích dựa trên rất nhiều dữ liệu, như:
- All Post Types- Click vào biểu tượng mũi tên quay xuống trên cùng bên phải để xem tất cả những bài đăng gần đây.
- Post- Chức năng này sẽ giúp bạn xem lại trích đoạn hay toàn bộ bản preview của bài đăng.
- Reach- Bạn muốn biết bao nhiêu người đã xem bài đăng của mình trong 28 ngày gần đây nhất? Hãy sử dụng chức năng này. Ngoài ra, bạn còn biết thêm về nguồn gốc của người xem tin: từ nguồn Organic hay Paid khi click vào con số đó.
- Engaged Users- Bạn có thể xem bao nhiêu người đã thực sự tương tác với nội dung bài đăng cũng như số lượng click được tạo ra, số lượt Like, Share hay Comment.
- Virality- Chức năng này sẽ đưa ra bạn số lượng người đã thực sự tương tác với nội dung bài đăng tính trên tổng số người xem, hay chính là % tính phổ biến của content.
3. Digging into Likes
Với tính năng này, bạn có thể xem ai đã tương tác với nội dung của mình dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học như ngôn ngữ, thành phố, quốc gia, giới tính và tuổi tác.
Nếu bạn muốn xem yếu tố gì khiến visitors chuyền thành fans, hãy xét đến các yếu tố trong tính năng “Where Your Likes Come From”, bao gồm:
- On Page- Mục này sẽ thống kê cho bạn thấy bao nhiêu người ghé trang Facebook fanpages của bạn từ trang cá nhân của họ.
- Like Box và Like Button- Phần này sẽ thống kê cho bạn bao nhiêu người Like trang của bạn bằng cách click vào nút Like trên một website hay bài viết nào đó.
- Timeline- Bao nhiêu lượt Like được tạo sau khi ai đó xem mục Timeline trên trang.
- Admin Invite- Thống kê lượng người trở thành fan sau khi được gửi lời mời.
- Mobile- Lượng Like đến từ người sử dụng phiên bản Mobile.
- Search Results- Thống kê lượng Like đến từ những người sử dụng công cụ tìm kiếm trên Facebook.
- Page Likes Another Page- Số lượng trang khác đã Like trang của bạn.
- Facebook Recommendations- Lượt like đến từ trang đề xuất.
- On Hover- Số lượt Like bạn có sau khi ai đó chuyển đổi thông qua các của sổ popup có link tới trang của bạn. Điều này có thể xảy ra ở bất kì nơi nào trên Faccebook.
- Ticker – Lượng fan bạn có khi trang của bạn được đề cập đến trong news ticker.
- Friend Referrals- Thống kê lượt người Like trang sau khi bạn bè của họ làm. Đây là một ý tưởng tốt về sự giới thiệu, chia sẻ trang cho bạn.
Bạn cũng có thể kiểm tra số lượng Unlikes bạn nhận được mỗi ngày để từ đó đo lường tác động của nội dung trên trang. Tương tự, bạn cũng có thể xem nội dung nào không được ưa thích hay xem lại nội dung đã đăng để tránh trùng lặp.
4. Hiểu khả năng tiếp cận của nội dung
Nếu bạn muốn đánh giá tầm ảnh hưởng của nội dung mình tạo ra với khách truy cập hay muốn hiểu thêm về những yếu tố khác nữa, hãy tận dụng chức năng Reach. Chắc chắn bạn sẽ đặc biệt chú ý đến hai phép đo:
- Total Tab Views- Thống kê số lần xem mỗi tab.
- External Referrers- Phép đo này sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về nguồn lưu lượng truy cập đến ngoài Facebook, bao gồm cả link hướng tới trang Facebook của mình.
5. Khám phá chức năng “Talking About This”
Công cụ này sẽ cho bạn biết ai đang nói về trang fanpages của bạn, phân loại theo đặc tính nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi và vị trí. Ngoài ra, bạn còn có thể thấy cách mọi người tương tác với nội dung của mình qua lượt likes, comments, tags, photos, v.v
6. Phân tích dữ liệu sâu hơn nhờ tính năng “Export Data”
Nếu bạn cũng giống tôi, muốn xem tất cả các dữ liệu trong một bảng tính, để từ đó có thể dễ dàng phân tích, so sánh, hãy tận dụng chức năng này của Facebook. Không những thế, bạn còn dễ dàng xuất dữ liệu từng trang theo định dạng Excel hoặc CSV.
7. Nghiên cứu hoạt động trên trang Fanpages của đối thủ
Công cụ Insights for All cho phép bạn xem bao nhiêu người đang thảo luận về một trang cụ thể, bao nhiêu lượt Like trong một tuần, thông tin gì phổ biến nhất trong tuần qua trên trang, vị trí đầu tiên và nhóm tuổi phổ biến nhất trên trang.
Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng để thám thính đối thủ:
- Vào phần Timeline của đối thủ để xem những thông tin họ đang chia sẻ là gì cũng như hoạt động họ thu được.
- Mục tiêu Facebook ads cho nhóm tuổi ưa thích của công ty đối thủ cũng như vị trí nào giúp họ thu được lượng Like nhiều hơn.
- Đánh giá xem liệu chiến dịch Facebook marketing của công ty đối thủ có thực sự hiệu quả, để từ đó đưa ra quyết định có bắt chước hay không?
Nếu bạn thấy công ty đối thủ thành công với trang Facebook fanpage, chắc chắn bạn cũng muốn biết họ đã làm thế nào đúng không? Chúc bạn tận dụng các tính năng tuyệt vời của Fanpage một cách hiệu quả!
Theo Kissmetrics.com
Bài liên quan: Lợi ích tuyệt vời của Fanpage Facebook trong kinh doanh