Vậy, loại mô tả sản phẩm như thế nào sẽ tạo nên sự khác biệt lớn nhất trong doanh thu?
Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên .
Không phải giá, mô tả sản phẩm mới tác động tới quyết định mua hàng
Giá cả sản phẩm rất quan trọng, nhưng chính mô tả sản phẩm mới chính là thứ khiến khách hàng có nhấn vào nút “Mua” hay không. Khi được hỏi, “Điều gì tác động lớn nhất tới quyết định mua hàng của bạn?”, câu trả lời được đưa ra theo thứ tự quan trọng giảm dần bao gồm:
- Nội dung chi tiết về sản phẩm
- Xếp hạng và đánh giá từ các khách hàng trước
- Giá
Không khó để hiểu vì sao giá là yếu tố lớn gây ảnh hưởng tới việc mua hay không mua. Tuy nhiên, nó không phải là lý do lớn nhất hay then chốt trong tâm trí khách hàng. Những người được khảo sát trong nghiên cứu kể trên chỉ ra rằng những tính năng hay đặc trưng sản phẩm, nhất là tem nhãn, hình ảnh, video và đánh giá sẽ quan trọng hơn trong việc thuyết phục họ so với giá.
Khi nhận câu hỏi về lý do đằng sau quyết định mua sắm, khách hàng giải thích rằng đọc mô tả sản phẩm là cách duy nhất để biết mình sẽ nhận được gì. Sản phẩm càng có khả năng đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm có được trong quá trình mua sắm càng tốt.
Các website thương mại điện tử có rất nhiều sản phẩm, do đó để tiết kiệm thời gian, các công ty thường chỉ để mô tả sản phẩm là những gì mà nhà sản xuất đã viết. Tuy nhiên, nhà sản xuất không đảm nhận việc bán hàng tới người mua cuối cùng, do đó chi tiết sản phẩm thường không hấp dẫn, nhàm chán và nặng về chuyên môn. Nếu đây là trường hợp đúng với catalog phục vụ thương mại điện tử của bạn, bạn nên có riêng nhân viên phụ trách nội dung để viết mô tả sản phẩm cho những mặt hàng được kỳ vọng bán chạy nhưng lại chưa tạo được chuyển đổi như mong đợi. Hãy theo dõi sự thay đổi trong xu hướng đặt mua của khách hàng sau khi bạn đã cải thiện nội dung viết về sản phẩm.
Khách hàng muốn nhìn mọi thứ trong 3 giây
66% người tiêu dùng nói họ muốn nhìn thấy ít nhất 3 hình ảnh về sản phẩm khi mua sắm trực tuyến, trong khi con số này ở giai đoạn cân nhắc có ra quyết định mua hàng hay không là 82%.
Theo nghiên cứu, phần lớn khách hàng muốn nhìn thấy ít nhất 3 hình ảnh về sản phẩm với các góc chụp khác nhau và đọc ít nhất 3 đánh giá về nó. Trong số này có tới 75% thừa nhận muốn nhìn sản phẩm trên nền phẳng hoặc khi đang được sử dụng hơn là những hình ảnh từ người dùng đã mua sản phẩm trước đó.
Vấn đề với những bức ảnh được gửi từ người dùng trước là gì? Nội dung được người dùng tạo ra (UGC – User-generated Content) thường được coi là một cách làm phong phú nguồn nội dung từ thương hiệu nhưng dễ gây phản tác dụng. Chúng có thể bao gồm cả những thứ không liên quan tới sản phẩm hoặc nếu khách hàng đã sử dụng rồi mới chụp ảnh lại để đăng tải, khả năng cao nó không phản ánh chính xác những gì khách hàng mới được thấy khi “đập hộp”.
Đến đây, thương hiệu có trách nhiệm phải đảm bảo hình ảnh họ đăng tải về sản phẩm phải hấp dẫn, rõ ràng và mô tả chính xác những gì khách hàng được nhận. Ngay cả khi bạn đã có mô tả sản phẩm bằng hình ảnh trực quan, đánh giá súc tích và đặt mức giá cạnh tranh, vẫn còn có những câu hỏi đặt ra nhằm phục vụ tốt hơn cho các khách hàng di động. Liệu các khách hàng di động có thu được trải nghiệm ngang bằng với khách hàng truyền thống đặt hàng trực tuyến qua thiết bị máy tính để bàn hay không?
Mua sắm trên các thiết bị di động
Người tiêu dùng mua sắm trên các thiết bị đi động có những vấn đề riêng của họ đòi hỏi bạn phải khắc phục. Trong nỗ lực đảm bảo thu hút khách hàng dùng trình duyệt di động, các công ty đã khiến cho phiên bản website trên giao diện điện thoại trở thành yếu tố xương sống. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đánh đổi giữa việc có một giao diện web tải trang nhanh trên điện thoại hoặc máy tính bảng hay chứa tất cả các thông tin cần thiết.
Dưới đây là một số lời phàn nàn từ khách hàng theo như nghiên cứu:
- Không đủ thông tin về sản phẩm
- Không thể đọc được thông tin in trên bao bì
- Đặt hàng trực tuyến nhưng khi nhận sản phẩm lại khác hoàn toàn
- Không đủ ảnh về sản phẩm
- Giao điện điện thoại trông thật tệ
- Truy cập trang web trên điện thoại nhưng không đủ thông tin như khi đọc trên web thông thường
- Rất nhiều tính năng của web không hoạt động tốt trên phiên bản điện thoại
Nếu bạn nghĩ rằng việc không có đủ hình ảnh, thiếu đánh giá và dữ liệu nghèo nàn về sản phẩm là nguyên nhân cho tỉ lệ chuyển đổi thấp, hãy nhìn vào vấn đề mà người dùng di động gặp phải. Họ không thể đọc những dòng chữ in trên sản phẩm, trang web lỗi và trải nghiệm khách hàng bị giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm kiếm giải pháp bằng cách quan sát kỹ quá trình mua hàng bằng thiết bị di đông. Đừng xem việc thương mại điện tử trên di động là một nhánh khác của phiên bản máy tính, hãy khiến chúng trở nên đồng nhất. Bạn cần tạo điều kiện cho người dùng di động tìm kiếm thông tin sản phẩm dễ dàng bất kể trên trình duyệt máy tính bảng hay laptop.
Hướng mục tiêu vào các bà mẹ hay thế hệ “thiên niên kỷ”?
Có 2 nhóm chính mà các quảng cáo thường nhắm tới: các bà mẹ và thế hệ thiên niên kỷ (Thế hệ thiên niên kỷ – Millennial là những người có năm sinh cuối thế kỉ 20 từ 1982 – 1995, và lớn lên vào đầu thế kỉ 21).
Mặc dù mô tả sản phẩm cũng quan trọng với 2 nhóm này như các đối tượng khác về nhân khẩu học, có những cách tiếp cận riêng mà bạn cần lưu ý nếu muốn nhắm mục tiêu tới những nhóm khách hàng này.
Đầu tiên, 40% thế hệ thiên niên kỷ trong khảo sát tên cho rằng mô tả sản phẩm tác động tới quyết định mua hàng của họ. Ngoài ra, 50% nói các xếp hạng sao cũng như đánh giá là yếu tố quan trọng nhất lên địa chỉ mua hàng. Nội dung xã hội và nội dung do người dùng tạo ra cũng quan trọng không kém. Không giống những người mua còn lại, 72% thế hệ thiên niên kỷ có xu hướng mua sản phẩm dựa trên hình ảnh từ những người dùng khác.
Mặt khác, các bà mẹ không có nhiều thời gian. Chỉ có 1 phần 3 trong số họ thường mua hàng trên điện thoại và chỉ ghé một tới 2 website trước khi quyết định mua. Đó là lý do tại sao bạn nên đầu tư sao cho trải nghiệm khách hàng mua ở website trên giao diện điện thoại đảm bảo dễ dàng và đem lại cảm giác hài lòng tương tự như mua hàng trực tuyến qua máy tính để bàn.
Để có mô tả sản phẩm bán hàng hiệu quả
Bạn có thể thu thập được insight gì qua những khám phá kể trên? Trước hết, nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào mô tả sản phẩm rồi lơ là tất cả những thứ còn lại (đánh giá, hình ảnh và thậm chí là các nội dung xã hội), bạn đang làm hại người dùng. Mỗi khía cạnh của trang mô tả chi tiết sản phẩm nên được chú tâm từ hình ảnh chọn lọc cho tới các video về sản phẩm lúc chưa mở hộp.
Hãy tìm kiếm các cách để tích hợp nội dung xã hội và được tạo ra bởi người dùng để gia tăng sức mạnh thương hiệu. Hơn hết, dành thời gian để đảm bảo rằng người mua di động có thể truy cập và nhận thông tin chi tiết, hình ảnh và hướng dẫn sử dụng tương tự như các khách mua hàng trực tuyến thông thường.
Nguồn: Kissmetric
Bài liên quan: