Học Apple để thành công nhờ trải nghiệm khách hàng thực sự khác biệt

Apple là một trong những thương hiệu thành công với những cách làm sáng tạo và độc đáo. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2004-2014, từ con số ít ỏi 8 tỷ USD doanh thu của năm 2004 đã vươn lên đạt mốc 180 tỷ vào đúng 10 năm sau đó. Nhưng thành công của Apple không chỉ dừng lại ở việc tạo đột phá về doanh thu hay bán rất nhiều sản phẩm mà họ đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi “theo cách của Apple”. IPod, iPhone, iPad… đều là những cuộc cách mạng trên thị trường để hàng triệu người sẵn sàng xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để sở hữu phiên bản đầu tiên.

Bằng cách nào họ thành công đến vậy?

Thiết kế và tính ứng dụng chỉ là hai trong số những lý do đằng sau thành công của Apple. Quan trọng hơn, Apple đã thực sự biến từng khách hàng của trở thành những vị đại sứ thương hiệu sành điệu, thức thời.

1. Cân nhắc về sự cần thiết khi đầu tư quảng cáo

Bơm tiền vào quảng cáo Google hay Facebook khi muốn tăng doanh thu dường như là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên với nhà Táo, cách làm này không phải lựa chọn hàng đầu.

Trên thực tế, Apple chủ yếu dựa trên hai chiến lược hoàn toàn khác biệt: phân phối sản phẩm (với sự tham gia của các đại sứ thương hiệu/chương trình thu hút lượng lớn người xem) và tạo sóng qua những đánh giá ​​tích cực trên các phương tiện truyền thông.

Có thể bạn không sở hữu nguồn lực và ngân sách “khủng”, bạn vẫn có thể sáng tạo theo phương pháp trên để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trước đó hãy tự tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để áp dụng bí mật tiếp thị của Apple?”

Vâng, có thể sẽ khó để mời một ngôi sao điện ảnh làm đại sứ, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận những người có ảnh hưởng để nhờ họ chia sẻ về sản phẩm phải không?

Một cách khác cũng rất đáng để quan tâm chính là lên kế hoạch cho một chương trình trải nghiệm miễn phí dịch vụ/sản phẩm để nhận được đánh giá chi tiết từ khách hàng. Sau đó, đăng những lời nhận xét tích cực về sản phẩm lên site để thuyết phục các khách hàng tiềm năng. Ưu điểm của cách làm này chính là nâng cao mức độ uy tín cũng như góp phần củng cố niềm tin cho các khách hàng mục tiêu. Nhất là khi theo Nielsen, có tới 92% khách hàng tin tưởng đề xuất họ nhận được từ bạn bè và gia đình, trong khi 70% tin ý kiến ​​của người tiêu dùng khác được công bố trực tuyến.

Cuối cùng, nếu bạn đang khởi động một chiến dịch quảng cáo PPC, hãy đảm bảo đây là một hướng đi thông minh. Lựa chọn hình thức một cách cẩn thận; thiết kế trang đích gọn gàng, với những nút kêu gọi hành động hợp lý và chắc chắn các mẫu quảng cáo đã liên kết với trang đích.

2. Nhấn mạnh những giá trị khác biệt thay vì cạnh tranh về giá

Nhiều doanh nhân sai lầm rằng cạnh tranh về giá mới là tốt nhất. Nhưng trên thực tế, cạnh tranh về giá có thể ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh – Apple biết điều này và chưa bao giờ bị dao động về chiến lược giá của mình.

Thiết kế tinh tế, hoạt động hiệu quả với kích thước tối giản chính là chiến lược tiếp thị đã được tung hô trên khắp phương tiện truyền thông xã hội cũng như tạo lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm nhà Táo.

Và chi phí? Chắc chắn không phải cạnh tranh về giá, ngược lại, bạn còn phải trả nhiều hơn – đôi khi rất nhiều cho một sản phẩm của Apple thay vì một phiên bản tương tự.

Chẳng hạn, hai máy tính xách tay được so sánh nhiều nhất hiện nay: Apple Macbook và Dell XPS 13 Touch – đều tích hợp bộ vi xử lý core i5, các thông số khác không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, nếu phiên bản Dell XPS, giá khoảng 16.000.000VNĐ, thì Apple Macbook được bán với giá không dưới 24.000.000VNĐ.

Apple không cạnh tranh về giá mà bằng trải nghiệm khách hàng

So sánh giá, tính năng của Macbook và Dell

Apple làm gì để giữ chân khách hàng khi không cạnh tranh về giá?

Thay vì đơn thuần cạnh tranh về máy tính – nơi các đối thủ khác tập trung vào một tính năng duy nhất kết hợp đẩy mạnh tiếp thị, Apple tập trung vào toàn bộ sản phẩm cũng như hệ sinh thái ứng dụng, tiện ích và dịch vụ đi kèm.

Được ví như Rolls Royce của các sản phẩm công nghệ với thiết kế sáng tạo, tinh tế với danh sách dài khách hàng sẵn sàng chờ đợi, các thượng đế của Apple vô cùng thông minh khi biết rằng giá trị mà họ nhận được chắc chắn sẽ tương xứng với số tiền mình bỏ ra.

3. Giữ cho sản phẩm và chiến lược tiếp thị đơn giản nhất có thể

Nhiều, đa dạng không phải lúc nào cũng là tốt nhất.

Apple hiểu rằng người tiêu dùng công nghệ đã có quá nhiều lựa chọn. Sự thật này cũng tương tự ở các ngành công nghiệp khác dẫn đến sự phân vân, lo lắng của người dùng khi đứng giữa một rừng sản phẩm.

Vì vậy, Apple quyết định tập trung hỗ trợ người tiêu dùng tối đa bằng cách đơn giản hóa website và tài liệu bán hàng. Loại bỏ hoàn toàn các thuật ngữ hay điều khoản rắc rối, thay vào đó là những nội dung đơn giản, trực tiếp cũng như liên tục nhấn mạnh lợi ích và sự cần thiết với người tiêu dùng. Đây là một chiến lược tuyệt vời trong tiếp thị nội dung; công nghệ cao mà không cần điều kiện công nghệ cao. Ngược lại, cách tiếp cận này còn khiến khách hàng không bị hoang mang với quá nhiều thông tin.

Theo đuổi châm ngôn: “Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế”, nhà Táo giữ mọi thứ đơn giản và khách hàng dường như rất thích thú, trung thành nếu không muốn nói là săn đón những sản phẩm mới của họ. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng trong tất cả quảng cáo của Apple và đem đến trải nghiệm khách hàng thực sự khách biệt.

Theo đó, chiến lược tiếp thị của hãng không đơn thuần cung cấp các thông số kỹ thuật và tính năng, mà tập trung chứng minh cho khách hàng thấy cách các sản phẩm có thể thay đổi cuộc sống của người tiêu dùng ra sao.

Nhờ sự đơn giản, Apple luôn đem đến trải nghiệm khách hàng vượt trội

Apple và chiến lược theo đuổi châm ngôn: “Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế”

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước 1 trong những chiến lược tiếp thị đặc biệt. Từng cửa hàng, sản phẩm của Apple được thiết kế hoàn hảo cho mọi trải nghiệm khách hàng, với kiểu dáng đẹp và kích thước nhỏ, gam màu đơn giản nhưng tinh tế cùng những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ đi kèm là các kho ứng dụng.

Bạn có thể áp dụng các chiến lược tiếp thị của Apple như thế nào?

Hãy bắt đầu bằng việc đảm bảo nội dung trên website và blog dễ dàng tìm kiếm. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 16% người truy cập đọc từng chữ trên một trang. Phần lớn người dùng – 79% – chỉ lướt qua để tìm thông tin và nắm các ý chính. Đây là yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Để phát huy hiệu quả tốt nhất, hãy tạo điểm nhấn khác biệt để truyền tải lợi ích và ưu thế nổi bật của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, chắc chắn rằng các tiêu đề chính và tiêu đề phụ rõ ràng, sống động và có nhiều khoảng trắng xung quanh. Dễ đọc và tìm kiếm thông tin sẽ đồng nghĩa với việc khách hàng mục tiêu có thời gian ở lại trên trang lâu hơn và có xu hướng quay trở lại trong những lần sau.

Đừng cố gắng để đưa mọi tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ lên trên trang. Thay vào đó, tập trung vào các điểm khác biệt có ý nghĩa nhất của từng sản phẩm.

Chọn thiết kế đơn giản, tinh tế cho các trang đích. Giảm sự lộn xộn tối đa xung quanh các phần quan trọng của nội dung trên trang, chẳng hạn như sidebar và widget, khi đó, người dùng sẽ tập trung vào sản phẩm, thông tin bạn cung cấp.

Cuối cùng, nếu ngân sách cho phép, bạn nên thuê một copywriter chuyên nghiệp, đặc biệt ưu tiên các trang bán hàng quan trọng. Bởi, cân bằng giữa cung cấp đủ thông tin để chuyển đổi hay bán trong khi vẫn sắp xếp hợp lý, phương pháp tiếp cận đơn giản không phải ai cũng làm được.

(Còn tiếp)

Theo Neil Patel

Bài liên quan:

Share this