Thay vào đó, phải nhanh chóng tìm giải pháp để thích nghi với những thay đổi mà cuộc khủng hoảng đã tạo ra. Và chỉ khi đưa ra những quyết định đúng đắn, thương hiệu mới có thể có thêm những khách hàng mới; truyền cảm hứng để những người đã yêu mến sản phẩm, dịch vụ của mình ở lại lâu hơn nữa. Ngược lại, nếu tiếp tục có những bước đi sai lầm trong thời điểm khó khăn như hiện tại, “sức đề kháng của doanh nghiệp” thật khó mà chống đỡ.
Trong tình huống như hiện tại, chúng ta nên nhìn theo một bức tranh toàn cảnh, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất và lựa chọn những giải pháp có tính hiệu quả cao nhất để duy trì cũng như sẵn sàng bứt phá khi thị trường chung chuyển động nhanh hơn. Theo Deloitte, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái và phục hồi như hình chữ V, nghĩa là sẽ có giai đoạn suy thoái giảm mạnh nhưng ngay sau khi chạm đáy, nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh trở lại.
Dưới đây là những xu hướng các nhà tiếp thị số cần phải chú ý ngay từ bây giờ và trong các quý tới để sẵn sàng đột phá trở lại trong tương lai gần:
Nhu cầu CPC và truyền thông trả phí (ngoài Facebook và Google) đang tăng
CPC đóng vai trò quan trọng trong thành công của các chiến dịch tiếp thị số khi mà doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có ai đó nhấp qua quảng cáo. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho CPC lại đang tăng do lượng tìm kiếm trực tuyến dường như đã đạt đến một khối lượng quan trọng.
Vì vậy, cũng đã đến lúc để xem xét lại hiệu quả các chiến dịch của thương hiệu để nắm bắt các hành vi, mục tiêu khác nhau của người dùng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn. Đồng thời, vốn được coi là hai “ông lớn” thống trị nền tảng quảng cáo, xu hướng và mức phí phải trả cho quảng cáo CPC trên Facebook và Google trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng khi các tìm kiếm trở nên cạnh tranh hơn.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà tiếp thị kỹ thuật số hiểu biết đã bắt đầu thử nghiệm các nền tảng khác trong các chiến dịch của mình, chẳng hạn như: quảng cáo Amazon, Instagram, LinkedIn, Spotify, Twitter và YouTube cũng như tiếp tục mở rộng sang những nền tảng khác.
Hãy tiếp tục tìm kiếm các website mới, có khả năng nhắm đối tượng cụ thể hơn, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt của mình để tối đa hóa ngân sách tiếp thị. Bí quyết là gặp gỡ và chia sẻ với khách hàng mục tiêu của thương hiệu tại những nơi mà họ đang hiện diện.
Predictive lead scoring – Dự đoán tình trạng các liên hệ
Hãy để AI hỗ trợ công việc của mình! Trên thế giới hiện có vô số nền tảng CRM, chẳng hạn như Dynamics 365, Hubspot và Salesforce, tất cả đều hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng quy trình thủ công để thống kê nguồn lưu lượng truy cập và vòng đời khách hàng. Cuộc khủng hoảng Covid – 19 đã khiến thị trường vốn đã khó khăn trở nên quá cạnh tranh và nó sẽ vẫn duy trì mức độ cạnh tranh như vậy ngay cả khi chúng ta đã vượt qua.
Predictive lead scoring – sử dụng thuật toán để dự đoán các liên hệ trong cơ sở dữ liệu đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện, sẽ giúp thương hiệu tối đa nguồn lực, ngân sách để theo đuổi những khách hàng tiềm năng nhất của mình, đồng thời, có sự tập trung trong việc tìm ra giải pháp hỗ trợ, tiếp cận sâu hơn những liên hệ chưa đủ điều kiện.
Video cá nhân hoá
Trong bối cảnh mọi người ở nhà nhiều hơn, thời gian họ hiện diện trên các kênh trực tuyến cũng dài hơn và đây cũng chính là thời điểm then chốt để bổ sung các video được cá nhân hóa vào danh mục các công cụ tiếp thị kỹ thuật số của thương hiệu. Trang Vedia.ai – nền tảng tạo video AI Vedia cũng đã có những chia sẻ rất cụ thể về tác động to lớn mà công cụ bán hàng này có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Đồng thời, thương hiệu hoàn toàn có thể bổ sung những video này vào các chiến dịch tiếp thị email của mình. Cũng theo Vedia, sự xuất hiện của từ “video” trong dòng tiêu đề email đã tăng tỷ lệ mở lên gần 20%, trong khi các video được cá nhân hóa có mức nhấp chuột cao gần gấp 5 lần so với thông thường.
Hãy để khách hàng nhìn thấy khuôn mặt của bạn và nghe giọng nói của bạn – cách làm này thực sự rất hiệu quả. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng, chất lượng video càng cao (và tất nhiên nếu nội dung của bạn càng hữu ích), thương hiệu càng có cơ hội có thêm những tương tác chất lượng hơn.
Hiện nay, nhiều nền tảng lớn đang tích hợp các video được cá nhân hóa trong các chiến dịch tiếp thị số của họ, bao gồm cả Google và LinkedIn. Và sau khi hoàn thành các video cá nhân hoá, đừng quên đưa chúng lên kênh YouTube riêng của thương hiệu.
Tái sử dụng nội dung
Tái sử dụng và tái chế nội dung cũng rất quan trọng, đừng để bất cứ thứ gì bị lãng phí! Bất cứ nội dung, thông tin mà thương hiệu đang sở hữu, hãy tận dụng tối đa vai trò của chúng trong tương tác với khách hàng mục tiêu. Theo kinh nghiệm, mọi người đều rất thích biết thông tin, đặc biệt là nếu chúng được chia sẻ theo những cách thú vị. Khách hàng thích sự thật – họ muốn biết sản phẩm được tạo ra như thế nào, dịch vụ sẽ được cung cấp ra sao.
Trải nghiệm, đánh giá mà những khách hàng khác đã sử dụng sản phẩm thế nào? Sản phẩm và dịch vụ có thể hỗ trợ gì cho họ? Đây chính là những nội dung quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung của thương hiệu: tận dụng nội dung mà khách hàng của mình đã sản xuất và tái sử dụng nó như một phần trong chiến lược tiếp thị. Còn gì có thể giúp tối ưu chi phí hiệu quả hơn so với việc chia sẻ nội dung đã được tạo ra?
Theo bạn, những xu hướng tiếp thị nào sẽ lên ngôi trong mùa hè và mùa thu này, khi mà khủng hoảng Covid-19 đã bớt tồi tệ hơn? Và thương hiệu cần có kế hoạch gì để gắn kết với khách hàng mục tiêu, mở rộng danh sách khách hàng trung thành của mình?
Theo Business2community.com
Bài liên quan: