Theo Precedence Research, quy mô thị trường toàn cầu của phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) khoảng 138,4 tỷ USD vào năm 2022. AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong sáng tạo nội dung. Ứng dụng của AI có thể giúp người sáng tạo nội dung tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và tạo ra những nội dung sáng tạo, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nội dung AI tạo ra không phải lúc nào cũng chính xác, cần phải lưu ý khi sử dụng.
Ứng dụng của AI trong việc sáng tạo nội dung
Ứng dụng của AI có thể giúp các nhà sáng tạo nội dung tạo ra những nội dung nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm chi phí sáng tạo, đặc biệt là đối với các loại nội dung yêu cầu sử dụng nhiều tài nguyên như nội dung video, hình ảnh,… trong việc:
Hỗ trợ lên ý tưởng
Ứng dụng của AI có thể viết nội dung theo nhiều cách khác nhau như:
- Tìm ý: AI có thể được sử dụng để tìm kiếm thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể theo những câu hỏi mà người dùng đặt ra
- Lên outline: tạo ra outline cho một bài viết theo cấu trúc rõ ràng, đầy đủ cấu trúc theo yêu cầu đặt ra
- Viết bài: chỉ cần cung cấp những từ khóa, chủ đề bài viết, AI sẽ giúp cho bạn viết cụ thể theo yêu cầu.
Một số công cụ AI hỗ trợ lên ý tưởng phổ biến hiện nay cho các nhà sáng tạo như ChatGPT, Google Bard, Google Bing,..
Xem thêm:
So sánh Chat GPT, Bing và Bard: 3 chatbot AI hot nhất hiện nay
Công cụ AI content marketing có thể tạo những dạng nội dung tiếp thị nào?
Hỗ trợ làm hình ảnh/ video
Ứng dụng của AI có khả năng tạo ra các hình ảnh với độ chân thực cao như:
- Ảnh tĩnh như ảnh chân dung, ảnh phong cảnh, ảnh đồ vật,…
- Ảnh động: ứng dụng của AI có thể tạo ra các hình ảnh động, chẳng hạn như GIF, video,…
- Ảnh nghệ thuật như ảnh trừu tượng, ảnh pop art,…
Một số công cụ AI hỗ trợ làm hình ảnh, video phổ biến hiện nay hỗ trợ người dùng tạo ra hình ảnh, video nhanh chóng như StockAI, Midjourney, Synthesia.io,..
Hỗ trợ tạo ra âm thanh
Ứng dụng của AI có khả năng tạo ra các âm thanh với chất lượng cao như:
- Âm nhạc: AI có thể tạo ra các bản nhạc với nhiều thể loại khác nhau như nhạc pop, nhạc rock, nhạc cổ điển,…
- Giọng nói: AI có thể tạo ra các giọng nói với âm sắc và ngữ điệu giống như con người.
- Âm thanh hiệu ứng: AI có thể tạo ra các âm thanh hiệu ứng cho video ngắn,..
Một số công cụ AI hỗ trợ tạo ra âm thanh phổ biến hiện nay như Murf, Supercreator, Fliki AI,..
Paraphrase nội dung
Paraphrase là một kỹ năng viết lại một đoạn văn bản hoặc câu văn bằng cách thay đổi cách diễn đạt nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của đoạn văn bản hoặc câu văn đó. Ứng dụng của AI có thể paraphrase nội dung thông qua các phương pháp sau:
- Sử dụng các từ đồng nghĩa: AI có thể sử dụng các từ đồng nghĩa để thay thế các từ trong đoạn văn bản hoặc câu văn
- Thay đổi cấu trúc câu: AI có thể thay đổi cấu trúc câu để tạo ra những cách diễn đạt mới cho đoạn văn bản hoặc câu văn
- Thêm hoặc bớt thông tin: AI có thể thêm hoặc bớt thông tin trong đoạn văn bản hoặc câu văn để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
Một số ứng dụng của AI hỗ trợ paraphrase nội dung phổ biến như QuillBot, CleverSpinner, Paraphraser.io,..
Những điểm hạn chế của AI trong việc viết nội dung
Ứng dụng của AI đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc viết nội dung, từ các bài báo tin tức đến các bài thuyết trình. Tuy nhiên, AI cũng có những điểm hạn chế nhất định về các mặt như
Chính sách hạn chế của Google đối với AI
Google đang là công cụ tìm kiếm lớn nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi. Với sự chú trọng vào sáng tạo, Google thường xuyên ưu tiên những nội dung được tạo ra một cách độc đáo. Do đó, nội dung sinh ra từ trí tuệ nhân tạo thường bị Google xem xét chặt chẽ, đặc biệt là khi sử dụng kỹ thuật xáo trộn từ ngữ, có thể dễ bị phân loại là nội dung không hữu ích.
Hiện tại, Google đã có những chính sách rộng mở về vấn đề sử dụng AI sáng tạo nội dung, miễn là “cần tạo ra nội dung nguyên gốc, chất lượng cao, ưu tiên con người và đảm bảo các yếu tố E-E-A-T”. Xem ngay hướng dẫn của Google về nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
Những nội dung do AI tạo ra không hoàn toàn chính xác
AI có bản chất là tổng hợp thông tin liên quan đến từ khóa thông qua nguồn dữ liệu Internet. Do đó, không phải công cụ AI nào cũng tạo ra nội dung chính xác. Chẳng hạn như Google Bard được tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nội dung tạo ra chưa hoàn toàn chính xác.
Hệ thống AI có khả năng cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau mà chưa nhất thiết đã được đánh giá bởi các chuyên gia. Điều này có thể dẫn đến tranh luận khi bạn chia sẻ nội dung thiếu tính xác thực này trên các kênh truyền thông.
Hạn chế về mặt nội dung
Nội dung được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo là sự tổng hợp từ các nguồn thông tin hiện có trên Internet. Tuy nhiên chẳng hạn như Chat GPT chứa thông tin dữ liệu chỉ được cập nhật đến 01/2022. Do đó, những nội dung có tính chất thời sự, cập nhật trong ngày hoặc theo thời gian thực sẽ là điểm yếu của công cụ này.
Những lưu ý khi sử dụng AI cho việc sáng tạo nội dung
AI viết nội dung là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp các nhà tiếp thị tạo ra nội dung chất lượng cao và có liên quan. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng cẩn thận, ứng dụng của AI cũng có thể dẫn đến nội dung kém chất lượng, vi phạm chính sách của Google và bị phạt.
Tập trung vào việc tạo ra nội dung đáp ứng nhu cầu người đọc
Nội dung tạo ra tốt phải đáp ứng được nhu cầu của người đọc đảm bảo như cung cấp thông tin hữu ích, mang lại giá trị và giải quyết được vấn đề mà người đọc đang gặp phải.
Khi dùng ứng dụng của AI viết nội dung, hãy bắt đầu bằng việc xác định đối tượng mục tiêu của bạn bằng những câu hỏi như: Ai là những người sẽ đọc nội dung của bạn? Họ đang tìm kiếm thông tin gì?
Sau khi hiểu rõ nhu cầu của người đọc, bạn có thể sử dụng AI để tạo ra nội dung đáp ứng nhu cầu đó.
Xem kỹ về tỷ lệ sao chép, đạo văn
Google đánh giá cao nội dung chất lượng cao, độc đáo và sáng tạo. Nếu nội dung của bạn có tỷ lệ sao chép hay đạo văn cao, Google có thể coi đó là nội dung rác, bài viết có thể không được đề xuất, hạ thứ hạng, thậm chí là bị Google phạt.
Khi dùng ứng dụng của AI viết nội dung, hãy sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn như Spineditor, Copyscape, Unicheck,.. để đảm bảo nội dung của bạn không có tỷ lệ sao chép, đạo văn cao..
Kiểm tra mức độ chính xác của thông tin do AI cung cấp
AI có thể tạo ra văn bản rất giống với văn bản do con người viết. Tuy nhiên, nội dung do ứng dụng của AI tạo ra không phải lúc nào cũng chính xác.
Trước khi xuất bản nội dung do AI tạo ra, hãy kiểm tra mức độ xác thực của thông tin. Xác thực nội dung AI tạo bằng cách tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác hoặc kiểm chứng bởi chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, tìm thông tin trên các trang báo điện tử,..
Tránh vi phạm chính sách về nội dung rác của Google
Google có một chính sách nghiêm ngặt về nội dung rác. Đây là các nội dung không có giá trị, không liên quan hoặc được tạo ra chỉ để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Khi dùng AI viết nội dung, hãy tránh vi phạm chính sách về nội dung rác của Google. Đảm bảo nội dung của bạn phải có giá trị, có liên quan và được tạo ra để cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc.
Xem thêm:
Những lưu ý khi dùng AI viết nội dung SEO để không bị Google phạt
Ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo
Nhìn chung, AI là một công cụ có thể giúp các nhà tiếp thị tạo ra nội dung bao gồm các việc lên ý tưởng, lập dàn ý, viết bài,.. mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những hạn chế ứng dụng của AI để sử dụng nó hiệu quả, mang lại giá trị cho người đọc,…
Xem thêm:
Tổng hợp 20 công cụ AI content marketing hot nhất năm 2023
Khám phá tiềm năng ứng dụng AI trong thương mại điện tử
AI marketing là gì? Lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI trong marketing online