Bounce Rate là gì? Cách đo lường/tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả

Bounce Rate là một trong những yếu tố quan trọng được các nhà ác quản trị viên website và chuyên gia SEO quan tâm và thường xuyên theo dõi để đánh giá hiệu quả và tối ưu lại trang Website. 

Bounce Rate là gì? 

Bounce Rate – tỷ lệ thoát trang/tỷ lệ % phiên truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, mà sau đó rời đi ngay không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác.

Ví dụ: Website của bạn có 100 người truy cập, chỉ có 30% là xem thêm các nội dung khác trong trang, còn lại 70% là rời đi luôn. Bounce rate website của bạn là 70%

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là gì?

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

  • Tốc độ tải trang chậm
  • Nội dung/hình ảnh trên Website không chất lượng
  • Website không có liên kết nội bộ
  • Website bị lỗi kỹ thuật

Việc theo dõi chỉ số Bounce Rate này rất quan quan trọng để giúp tối ưu lại trang. Bounce Rate cao tức: 

  • Trải nghiệm của khách hàng không tốt, mức độ hài lòng thấp khiến họ muốn rời đi ngay.
  • Thông tin/bài viết không cung cấp được thông tin họ mong muốn, không hấp dẫn.

Trình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây ảnh hưởng tới độ uy tín của trang Website, Google đánh giá thấp không tối ưu vị trí hiển thị trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Điều quan trọng khác, nếu khách hàng có trải nghiệm không tốt thì rất khó có thể thuyết phục họ mua sản phẩm, tạo ra chuyển đổi. Do vậy việc tối ưu tỷ lệ thoát trang rất quan trọng để tạo uy tín, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. 

Vậy tỷ lệ Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Dù Website của bạn là bán hàng hay cung cấp tin tức thì tối ưu mức độ Bounce Rate càng thấp càng tốt và không để vượt quá 60%. 

Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate đơn giản nhất

Cách tính tỷ lệ bỏ trang chính xác trong Google Analytics của một trang web và của toàn bộ website được tính bởi công thức dưới đây:

Cách tính Bounce Rate của 1 trang website

Bounce Rate của 1 website = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng số lần truy cập (entrance) của 1 trang trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

tinh-bounce-rate-1-trang-web

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website (Nhiều trang)

Bounce Rate của toàn bộ website = Bounce/Entrance của tất cả các trang trong cùng một khoảng thời gian đó.

Trong đó:

  • Bounce:  Số lượng truy cập (hoặc xem trang), mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về GA.
  • Entrance: Tổng số lần truy cập của người dùng vào trang Website.

Cách xem tỷ lệ Bounce Rate trên Google Analytics 4

  • Bước 1: Tại giao diện chính của Google Analytics 4, chọn “Report” – góc bên trái màn hình.
  • Bước 2: Tại “Engagement”, chọn “Pages and Screens: Page path and Screen class”.
  • Bước 3: Tại bảng báo cáo hiện ra thống kê các số liệu chi tiết về tỷ lệ thoát của từng trang khác nhau trên website. Sau đó tính tổng thể để ra được Bounce Rate của toàn trang.
Cách xem tỷ lệ thoát trang trên GA4

Cách xem tỷ lệ thoát trang trên GA4

Cách giúp giảm chỉ số Bounce Rate trên trang Website

Ngoài việc xây dựng chủ đề bài viết hay, thu hút, hình ảnh chân thật sắc nét thì bạn có thể thực hiện một số cách sau để tối ưu tỷ lệ khách rời trang: 

Không kéo Traffic từ các nguồn kém chất lượng

Bạn nên xây dựng Traffic có nguồn chất lượng cao để đảm bảo tiếp cận đúng đối tượng. Khi đó khách hàng tìm được nhu cầu thật sự họ sẽ dừng lại trang lâu, tỷ lệ chuyển đổi cao. Để làm được điều này, hãy:

Chọn lọc các hội nhóm, trang mạng xã hội có lượt tương tác tốt và chứa khách hàng tiềm năng với đúng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Ví dụ bạn kinh doanh sản phẩm mẹ và bé thì hãy lựa chọn các nhóm như mẹ bỉm sữa, nuôi dạy con,eva,….

  • Tối ưu nội dung website, viết Content hướng tới người đọc nhiều hơn.
  • Thiết lập thêm các mục PPC (Pay Per Click) phù hợp, hạn chế chèn quảng cáo không cần thiết để tránh làm phiền khách hàng. 
  • Hạn chế tạo Backlink từ các cộng đồng, Forum, hay các trang web kém chất lượng.

Tối ưu tốc độ tải trang

Nếu tốc độ tải trang chậm khiến trải nghiệm khách hàng thấp và rời bỏ đi thì bạn cần tối ưu lại điều này. Đừng để khách hàng rời bỏ vì một lý do không đáng. 

Các lỗi tải trang chậm thường do dung lượng ảnh quá cao, sử dụng theme quá nặng, lỗi Cache, Hosting chất lượng kém, hoặc chưa tối ưu dữ liệu. Tối ưu được những điểm này tốc độ tải trang sẽ được cải thiện. 

Phát triển nội dung chất lượng

Ngoài cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm/dịch vụ thì việc sáng tạo cách triển khai và logic cũng rất quan trọng để thu hút khách hàng. Ngoài ra tối ưu chất lượng Content thì SEOer cũng nên tạo thêm mục Table of Content, Breadcrumb, và Anchor Text một cách hợp lý để người đọc dễ theo dõi các nội dung trên trang của bạn.

Sử dụng Pop-up hợp giữ chân khách hàng

Với những trang Website bán hàng, việc sử dụng các Popup gây chú ý với các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng,.. khá ấn tượng. Điều này sẽ kích thích khách hàng quan tâm, ở lại trang và tăng chuyển đổi cao hơn. 

Hãy liên tưởng, bạn đang tìm hiểu sản phẩm A một khoảng thời gian nhất định. Sau đó có popup xuất hiện chứa nội dung thông báo chương trình khuyến mãi giảm 30% trong 2 ngày mùng 7-8/9. Điều này sẽ kích thích bạn đặt mua sản phẩm ngày hơn đúng không nào?

Hình ảnh minh họa popup trên website

Hình ảnh minh họa popup trên website

Đội kỹ thuật Subiz xây dựng thuật toán Popup có thể dự đoán chính xác khi nào khách có ý định thoát trang. Dựa trên cơ sở đó, bạn sẽ thiết lập Popup xuất hiện đúng thời điểm để giữ chân khách hàng, kích thích mua thêm, mở rộng tệp khách hàng. Thông minh hơn, Popup Subiz giúp bạn nhận diện được khách hàng đang xem ở trang nào, vị trí và nguồn truy cập từ đâu, thời gian ở lại trên trang bao lâu,.. để cá nhân hóa thông điệp Popup đúng tâm lý, xuất hiện đúng thời điểm tránh mang lại cho khách hàng cảm giác bị làm phiền. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ tới Subiz: +84 247 302 1368

Xem thêm:

Share this