Theo tài liệu của Wyzowl, 96% mọi người tìm kiếm và xem video để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy video marketing mang lại hiệu quả như thu hút khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy hành vi mua hàng, gia tăng doanh số… Hiện nay, video marketing là xu hướng content marketing nổi trội mà hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch và triển khai một video marketing có thể là thách thức đối với những người mới bắt đầu. Hãy cùng Subiz tìm hiểu các bước làm video marketing cơ bản dành cho người mới bắt đầu.
Video marketing là gì?
Video marketing là công cụ quảng cáo sử dụng video để truyền tải thông điệp và thông tin về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Mục tiêu chính của video quảng bá là thúc đẩy sự quan tâm và nhu cầu mua hàng. Ngoài ra, video cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận và kết nối với tệp khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn.
Quy trình các bước làm video marketing chất lượng
Để đảm bảo chất lượng nội dung và hình ảnh, bạn có thể tham khảo các bước làm video marketing dưới đây:
Bước 1 – Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định rõ mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ trong chiến lược video. Mục tiêu của video có thể là tăng doanh số bán hàng, tạo dựng thương hiệu hoặc tăng tương tác trên các mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu dựa theo hành trình khách hàng hoặc những gì doanh nghiệp muốn đạt được.
Để đặt mục tiêu chi tiết khi làm video marketing, bạn có thể dựa vào mô hình SMART. Phương pháp này được ứng dụng nhiều khi lên mục tiêu cho cả chiến dịch hoặc từng hoạt động marketing riêng lẻ, cụ thể:
- Specific (Cụ thể): Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Thay vì “tăng sự nhận diện thương hiệu trên kênh Youtube” thì hãy đặt mục tiêu là “tăng số lượt xem video trên YouTube lên 20% trong vòng 6 tháng”.
- Measurable (Đo lường được): Một mục tiêu cần được đo lường rõ ràng để đánh giá. Sử dụng các chỉ số cụ thể như số lượt xem, tỷ lệ tương tác, hoặc doanh số bán hàng để đánh giá hiệu suất. Ví dụ: Mục tiêu đạt được 5000 lượt follow kênh TikTok trong 2 tháng hoặc đạt 10.000 lượt xem trên tất cả các video của kênh Youtube trong 1 tháng.
- Achievable (Có khả năng đạt được): Khi đặt mục tiêu, bạn cần xem xét đến tính khả thi. Hãy đánh giá nguồn lực, thời gian, và ngân sách mà bạn có và đảm bảo rằng bạn có khả năng đáp ứng mục tiêu này.
- Relevant (Liên quan): Mục tiêu của bạn cần liên quan trực tiếp đến chiến lược video marketing và đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Không nên chỉ đưa ra một mục tiêu cá nhân khi làm video mà kết quả thu lại không có tác động gì tới mục tiêu chung của thương hiệu.
- Time-bound (Thời gian cụ thể): Hãy đặt mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu khi thực hiện video marketing. Điều này giúp bạn nắm rõ lúc nào là thời điểm để đánh giá kết quả cũng như phân chia khoảng thời gian lớn thành các giai đoạn nhỏ để theo dõi tiến độ tốt hơn. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu là “Đạt 5000 follow trên kênh TikTok trong 2 tháng” tính từ ngày 05/09/2023 đến 05/11/2023. Trong thời hạn 2 tháng, bạn có thể chia nhỏ ra thành từng đợt để đánh giá như đợt 1 đạt 1000 follow, đợt 2 đạt 1500 follow và đợt 3 đạt 2500 follow.
Bước 2 – Xác định tệp người xem/khách hàng mục tiêu
Bạn cần nắm rõ về sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp và những mong muốn hoặc yêu cầu của khách hàng mục tiêu để tạo ra video phù hợp.
Trong quá trình xác định insight khách hàng, bạn cũng cần xác định xem khách hàng đang ở giai đoạn nào để chọn thông điệp truyền tải phù hợp. Dựa vào phễu marketing của Amazon Ads dưới đây, có 5 giai đoạn tiếp thị khách hàng:
Bước 3 – Lên kế hoạch video marketing
Sau khi đã hoàn thành 2 bước trên, bạn cần lên kế hoạch video marketing chi tiết. Một kế hoạch marketing cho video bao gồm 2 bước cơ bản như sau:
Lên kế hoạch content
Người sản xuất nội dung cần xác định thông điệp và giá trị cốt lõi cần có trong video để tạo ra nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, hãy nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải bằng cách lặp lại nội dung này trong video.
Bên cạnh đó, hãy lựa chọn hình ảnh hoặc âm nhạc phù hợp để làm minh hoạ hoặc làm nổi bật thông điệp chính. Bên cạnh đó, hãy kết thúc video bằng cách tóm tắt thông điệp và kêu gọi hành động từ người xem (chia sẻ, truy cập vào website hoặc xem sản phẩm/dịch vụ).
Lên kế hoạch quảng bá
Bên cạnh kế hoạch nội dung, bạn cũng cần lên kế hoạch quảng bá cho video của mình. 3 yếu tố cơ bản khi lập kế hoạch quảng bá bao gồm nền tảng, thời điểm và tần suất đăng tải video.
Thương hiệu có thể đăng tải video marketing lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube hay TikTok. Đây là những kênh quảng bá video tốt vì có lượng người dùng cao cũng như lượt truy cập ổn định.
Về thời điểm đăng tải video, hãy nghiên cứu về thói quen truy cập mạng xã hội (hoặc nền tảng chứa video) của đối tượng mục tiêu. Họ thường lướt web/mạng xã hội vào thời gian nào (buổi sáng, trưa, tối). Hãy sử dụng dữ liệu và thống kê lại để xác định thời điểm đăng video tiếp cận được nhiều người.
Cuối cùng, hãy đăng video đều đặn và ổn định. Doanh nghiệp hoặc cá nhân làm thương hiệu hãy lên lịch đăng theo tuần, tháng, quý. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất lượng của video. Tránh đăng tải quá nhiều video nhưng chất lượng bị giảm dần. Lưu ý, mỗi nền tảng sẽ có tần suất đăng tải riêng, bộ phận phụ trách cần nghiên cứu và lên lịch quảng bá phù hợp.
Bước 4: Quay dựng video
Quay dựng video marketing bao gồm hai giai đoạn là quay video và chỉnh sửa. Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch và sắp xếp cho buổi quay, đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra trơn tru. Sau khi hoàn thành phần quay, hãy tiến hành chỉnh sửa để giúp video thu hút và chuyên nghiệp hơn. Cuối cùng, trước khi đăng tải, hãy kiểm tra kỹ thành phẩm để đảm bảo video hoạt động tốt trên các nền tảng.
Bước 5: Xuất bản, quảng bá và theo dõi
Bước cuối cùng trong quy trình làm video marketing là phân tích số liệu. Bạn sẽ không thể biết được hiệu quả của video như thế nào trừ khi xem xét các thống kê liên quan. Dưới đây là 5 nội dung hỗ trợ bạn đánh giá kết quả khi làm video:
- Tỷ lệ tương tác: Sự tương tác sẽ cho bạn nắm được người xem dành bao nhiêu thời gian cho video, họ đã xem toàn bộ, xem trong thời gian ngắn hay bỏ qua hoàn toàn video. Từ đó, thương hiệu có thể đánh giá chất lượng của thông điệp, tính sáng tạo cũng như xem xét về độ dài video có làm người dùng thấy chán hay không.
- Số lần xem video: Số lần xem là chỉ số cho biết video đã được xem bao nhiêu lần, nhưng cách đo này khác nhau trên các kênh khác nhau. Trên YouTube, một lần xem được xem là sau 30 giây, trong khi trên Facebook chỉ sau 3 giây.
- Tỷ lệ nhấp vào video: Tỷ lệ nhấp cho biết cách quảng cáo video hoạt động trên mạng xã hội hoặc các website như thế nào. Có thể video của bạn hoạt động không tốt trên các website nhưng lại được đón nhận trên các nền tảng mạng xã hội.
- Lượt chia sẻ trên các mạng xã hội: Người xem chỉ chia sẻ video có nội dung thu hút hoặc vấn đề mà họ quan tâm. Chính vì vậy, nếu video được chia sẻ nhiều thì điều này có nghĩa nội dung bạn thực hiện gây ấn tượng với lượng lớn người xem.
- Phản hồi của người xem: Ngoài những chỉ số trên, bạn cũng cần tìm hiểu phản hồi/bình luận của người xem. Những đánh giá này tích cực hay tiêu cực? Bình luận có theo đúng ý của nhà sáng tạo nội dung không?
Công thức AIDA tạo video quảng bá thành công
Công thức AIDA được sử dụng rộng rãi để thiết kế chiến lược tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành động của khách hàng. Áp dụng công thức AIDA cho video marketing, bạn có thể tạo ra các video bằng 4 bước sau:
- Attention – Thu hút: Để bắt đầu, hãy thu hút sự chú ý và tò mò của khách hàng. Hãy sử dụng hình ảnh, tiêu đề, âm thanh, hoặc những yếu tố khác để tạo sự thu hút đối với khách hàng tiềm năng.
- Interest – Thích thú: Sau khi thu hút sự chú ý, hãy giải thích và chứng minh rằng sản phẩm của bạn đáng tin cậy và chất lượng qua video.
- Desire – Khao khát: Hãy tạo ra sự khao khát bằng cách thể hiện giá trị thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sử dụng lời khen, đánh giá tích cực từ người dùng trước, hoặc những lợi ích đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.
- Action – Hành động: Cuối cùng, sau khi đã xây dựng sự tin tưởng và cung cấp giá trị, hãy kêu gọi khách hàng hành động. Điều này có thể bao gồm việc mua sản phẩm, đăng ký, hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào bạn mong muốn từ họ.
Các loại video marketing dễ lên xu hướng nhất hiện nay
Dưới đây là 4 loại video marketing online dễ lên xu hướng nhất ở thời điểm hiện tại mà bạn có thể tham khảo.
Video dạng storytelling
Xây dựng một câu chuyện hấp dẫn là cách để tiếp cận sâu vào tâm trí của khán giả. Hãy khéo léo tạo ra những content dạng storytelling kết hợp cùng thông điệp thương hiệu. Nhờ vậy, video sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người xem. Bên cạnh đó, hình ảnh của thương hiệu cũng dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng mà không khiến họ khó chịu.
Video có nội dung viral
Viral video thường mang tính thú vị nhưng có thể trái chiều với nội dung và thông điệp cần truyền tải. Mặc dù điều này có thể gây tranh cãi nhưng đây cũng là điểm mạnh của viral video. Sự tranh cãi sẽ giúp video được lan truyền rộng rãi và tạo dấu ấn mạnh mẽ tới người xem.
Video sử dụng âm nhạc xu hướng
Sử dụng âm nhạc là một cách khác để thu hút sự chú ý của khán giả. Các bài hát hoặc đoạn âm thanh xu hướng có thể tạo nên sự thích thú và kết nối với người xem. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể tuỳ ý sử dụng âm nhạc có sẵn hoặc tự tạo ra giai điệu riêng để sản xuất được video thu hút.
Tổng hợp 4 sai lầm khi làm video marketing
Những sai lầm khi làm video có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc và hiệu quả chung của chiến dịch tiếp thị. Khi mới học làm video marketing, bạn cần tránh 4 sai lầm sau đây:
- Không tập trung vào quảng cáo: Khi làm video, nhiều người quên mục tiêu chính là quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và bỏ lỡ các thông tin quan trọng.
- Video quá dài: Video có thời lượng dài sẽ khiến người xem mệt mỏi và mất dần sự quan tâm. Để đạt hiệu quả tốt, hãy đảm bảo video ngắn gọn cũng như tập trung vào tương tác với người xem.
- Nội dung không rõ ràng: Một video có nội dung không rõ ràng sẽ gây hiểu lầm cho người xem. Do đó, bạn cần đảm bảo kịch bản video marketing sẽ làm nổi bật thông điệp chính muốn truyền tải.
- Video không thống nhất với chiến dịch chung: Video quảng bá chỉ là một phần của chiến dịch quảng cáo tổng thể. Video không phù hợp với chiến dịch có thể là nguyên nhân khiến toàn bộ quá trình làm marketing không đạt hiệu quả như mong đợi.
Nhìn chung, để tạo ra một video hiệu quả không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được xu hướng, cách thực hiện cũng như tâm lý khách hàng, bạn sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và thu hút của các video quảng cáo.
Xem thêm:
Video tương tác trong chiến lược Marketing
“Thắng lớn” với từng giai đoạn Video Marketing
Khiến khách hàng không thể rời mắt khỏi video quảng cáo sản phẩm