Con người thường xuyên cập nhật những xu hướng mới chẳng hạn như bắt trend trên Tik Tok, theo dõi người nổi tiếng trên Facebook hay Instagram vì họ được đông đảo người yêu thích, hoặc có thể cảm thấy thất vọng khi không đạt được thành tích như mọi người khác,…Hiện tượng này có tên gọi là hiệu ứng lan truyền (tiếng Anh là Social Proof), và ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ hiện nay. Đây cũng là hiệu ứng tâm lý giải thích cho các hình thức marketing như tiếp thị liên kết, marketing truyền miệng…
Vậy hiệu ứng lan truyền là gì và làm thế nào để ứng dụng được nó đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp?
Hiệu ứng lan truyền là gì?
Hiệu ứng lan truyền là hiện tượng con người có xu hướng bắt chước hành động của người khác. Đây là một hiện tượng tâm lý xã hội được tác giả Robert Cialdini định nghĩa năm 1984 trong cuốn sách Influence. Hiệu ứng này được cho là dựa trên niềm tin rằng nếu nhiều người khác đang làm điều gì đó, thì điều đó phải là điều đúng đắn.
Ví dụ: một cửa hàng bán lẻ có nhiều khách hàng xếp hàng dài trước tiệm có thể khiến những người đi bộ qua đường cũng muốn vào để mua hàng, đó chính là hiệu ứng lan truyền.
Đối với marketing, hiệu ứng lan truyền thường được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Tâm lý chung khi mọi người mua sắm là họ tìm kiếm các đánh giá, đề xuất và cách người khác đã sử dụng sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Các doanh nghiệp có thể dựa vào đó tạo ra hiệu ứng lan truyền tốt.
Những dạng hiệu ứng lan truyền chính hiện nay
Hiện nay, có 3 dạng hiệu ứng lan truyền chính được sử dụng phổ biến
Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Effect)
Hiệu ứng đoàn tàu là dạng hiệu ứng lan truyền trong đó con người có xu hướng bắt chước hành động của những người khác chỉ đơn giản vì họ muốn hòa nhập với đám đông mặc dù chưa biết hành động đó có phù hợp với bản thân không, họ cho rằng điều đó là đúng.
Hiệu ứng đoàn tàu kết hợp marketing để khuyến khích người tiêu dùng mua một sản phẩm, dịch vụ đang được nhiều người khác sử dụng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố như số lượng đơn hàng lớn, đánh giá tích cực của khách hàng, xếp hạng và lời chứng thực để tạo ra hiệu ứng đoàn tàu tốt.
Hiệu ứng mặc định (Default effect)
Hiệu ứng mặc định là dạng hiệu ứng lan truyền trong đó con người có xu hướng lựa chọn những thứ đã có sẵn, ngay cả khi họ có nhiều lựa chọn khác. Đây được coi là lựa chọn an toàn và tốt nhất vì khi con người đang đối diện với sự phân vân thường có xu hướng chọn lựa phương án mặc định.
Ví dụ cụ thể mang tính tâm lý là khi chúng ta sử dụng công cụ tìm kiếm của để tìm hiểu về một vấn đề nào đó, ngay lập tức chúng ta nghĩ đến Google mặc dù còn nhiều công cụ tìm kiếm khá. Điều đó có thể thấy rằng Google đã tạo ra hiệu ứng mặc định tốt trong tâm trí người tiêu dùng.
Hiệu ứng bầy đàn (Herd effect)
Hiệu ứng bầy đàn là thuật ngữ mô tả sự ảnh hưởng của nhóm nào đó, hoặc cộng đồng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của một cá nhân trong xã hội. Hiện tượng này không chỉ miêu tả tình trạng khi con người được thúc đẩy bởi hành vi đám đông, có thể lan truyền sự tích cực một cách nhanh chóng . Ví dụ, nó có thể khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động xã hội như biểu tình hoặc quyên góp từ thiện một cách tích cực.
Tuy nhiên, hiệu ứng bầy đàn cũng có thể nhận sự tiêu cực vì thế doanh nghiệp cần chọn lọc kỹ càng trước khi tạo hiệu ứng. Doanh nghiệp có thể mở các sự kiện, chương trình tình nguyện, thông qua đó vừa có thể tăng nhận diện thương hiệu vừa đem những điều tích cực từ cộng đồng đến doanh nghiệp.
Ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong marketing
Hiệu ứng lan truyền có thể giúp tăng nhận thức thương hiệu, nhận được sự tích cực từ phía khách hàng,.. Bằng cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong marketing để phát huy được hiệu ứng lan truyền
Influencer marketing
Influencers là những người có lượng khán giả đông đảo và có sức ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của khán giả. Họ có thể là những người nổi tiếng, chuyên gia trong lĩnh vực của họ, những người có phong cách sống hấp dẫn, hay chỉ đơn giản là người tiêu dùng có ảnh hưởng.
Với đám đông người hâm mộ lớn và sự trung thành, những lời nhận xét của những người nổi tiếng, trang phục họ mặc, địa điểm họ ghé thăm, và sản phẩm họ sử dụng đều tạo ra những hiệu ứng lan truyền rất tốt.
Để sử dụng hiệu ứng lan truyền doanh nghiệp có thể book influencer chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ, nhờ vào đó tiếp cận được với lượng người theo dõi của những người nổi tiếng. Điều này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng, tăng doanh số.
Điển hình về sự ảnh hưởng của influencers là chiếc áo len Louis Vuitton được thành viên nhóm nhạc BTS Jungkook diện trên tạp chí đã nhanh chóng cháy hàng trên website của hãng tại Mỹ, mặc dù chiếc áo có giá đắt đỏ lên tới 530 triệu đồng.
Word-of-mouth (WOM) marketing
WOM, hay tiếp thị truyền miệng được coi là một chiến thuật tiếp thị không chính thức, nó liên quan đến việc người tiêu dùng nói về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu với người tiêu dùng khác. Một nghiên cứu của Nielsen cho thấy 92% người tiêu dùng tin tưởng lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình hơn là quảng cáo truyền thống.
Có nhiều cách để tận dụng hoạt động tiếp thị WOM trong doanh nghiệp để tạo ra hiệu ứng lan truyền tốt như:
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời được mọi người yêu thích khiến cho mọi người sẽ tự nhiên muốn nói về chúng.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt chắc chắn rằng khách hàng của bạn hài lòng và hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu họ, hiểu nhu cầu của họ và cho họ thấy rằng bạn quan tâm đến họ sẽ khiến họ có nhiều khả năng nói về bạn với bạn bè và gia đình của họ hơn.
Testimonials and reviews good
Testimonial là lời chứng thực của một khách hàng hoặc người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp.
Review là đánh giá của một khách hàng hoặc người dùng về sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp.
Những đánh giá tốt hay những phản hồi tốt của khách hàng được xem là tinh túy của hiệu ứng lan truyền vì chúng tạo ra được những niềm tin vô cùng tốt. Điều này được thể hiện rõ nhất trên các nền tảng thương mại điện tử, khi có nhiều đánh giá tích cực, cơ hội chuyển đổi của thương hiệu càng tăng cao.
Xem thêm: Ảnh hưởng của bằng chứng xã hội đến quyết định mua hàng
Case studies
Không có gì đáng tin cậy hơn những câu chuyện thành công thực tế. Bằng cách chia sẻ những thành công cá nhân, doanh nghiệp có thể truyền động lực cho người khác và khích lệ họ thử nghiệm những hành động tương tự.
Để tạo ra câu chuyện thành công nên xác định khách hàng mà bạn đã đạt được thành công đáng kể và liên hệ để xem họ có sẵn lòng tham gia vào và đảm bảo bạn đạt được sự tham gia tích cực từ phía họ.
Chẳng hạn như O2 Skin là một spa da liễu chuyên trị mụn đã tạo ra sự lan truyền tích cực bằng cách chia sẻ những thành công trong việc trị mụn và nhận được tích cực từ phía khách hàng.
Xem thêm: Khai thác câu chuyện khách hàng để phát triển bền vững
Tạo ra sự tương đồng
Hiệu ứng này tạo ra sự đồng cảm từ phía khách hàng khi họ quyết định mua sản phẩm. Họ có thể nghĩ rằng nhiều người khác trước đó cũng đã trải qua những thắc mắc tương tự trước khi quyết định mua.
Một trong những cách sử dụng hiệu ứng lan truyền một cách hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị là tạo ra gợi ý “sản phẩm tương tự” hoặc “có thể bạn cũng thích,” nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng rằng có nhiều người khác cũng đã lựa chọn các sản phẩm tương tự như họ. Ứng dụng này phổ biến trong các chiến lược tiếp thị của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và nhiều nền tảng khác. Trên các sàn thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp như Shopee, Lazada đã tạo ra sự tương đồng, thông qua đó tăng doanh số bán hàng từ 30 – 40%.
Hiệu ứng lan truyền có thể là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp nhưng doanh nghiệp cũng cần những lưu ý như tránh tạo ra nội dung gây tranh cãi,·không cố gắng ép buộc người khác chia sẻ nội dung vì sẽ tạo ra nhiều sự tiêu cực trong cộng đồng. Hãy tạo hiệu ứng tích cực mang đến nội dung bổ ích, có giá trị cho người dùng.
Xem thêm:
Các loại hiệu ứng tâm lý trong marketing
Hiệu ứng tương hỗ: Cách thúc đẩy khách mua hàng ngay cả khi không có nhu cầu
Hiệu ứng mỏ neo là gì? Ứng dụng trong marketing và kinh doanh