- Lựa chọn influencer không phù hợp
- Đặt kỳ vọng không thực tế hoặc quá cao
- Thông tin trao đổi trong quá trình hợp tác thiếu chi tiết, hoặc không rõ ràng
- Nội dung không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
- Thiếu tính cam kết đảm bảo thời gian và tuân thủ kế hoạch
- Không theo dõi và đánh giá kết quả trong khi quản lý chiến dịch Influencer Marketing
Influencer đã trở thành một nhân tố có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo trực tuyến. Mức độ ảnh hưởng của influencer có thể được thể hiện thông qua số lượng người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và Twitter… Theo báo cáo mới nhất từ Influencer Marketing Hub, thị trường influencer năm 2021 đã đạt mức 13,8 tỷ USD và dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến 22,3 tỷ USD vào năm 2025. Như vậy, để dẫn đầu xu hướng, các doanh nghiệp có thể xem xét hợp tác với influencer để tạo ra những chiến dịch hiệu quả. Tuy nhiên, để thành công trong việc quản lý chiến dịch influencer marketing, các nhà quản lý cần lưu ý tránh một số điều sau:
Lựa chọn influencer không phù hợp
Trước tiên, cần lựa chọn influencer phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, và phong cách thương hiệu, hay truyền thông mà nhãn hàng đã định hướng trước đó. Điều này đảm bảo rằng influencer sẽ trở thành một hình mẫu phù hợp và sẵn sàng hợp tác với nhãn hàng. Bằng cách lựa chọn influencer đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực, có hiểu biết và kiến thức đầy đủ đồng thời cũng đã tìm hiểu về cách tiếp cận và giao tiếp với khán giả mục tiêu, từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và công sức của mình cũng như là hợp tác lâu dài.
Ngoài ra, cần kiểm tra xem tệp khán giả của influencer có phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận hay không. Trước khi hợp tác, hãy tìm hiểu thông tin về độ tuổi, giới tính và sở thích của tệp khán giả này. Điều này giúp đảm bảo rằng việc hợp tác với influencer là tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu của chiến dịch.
Bên cạnh đó, cần xem xét mức độ ảnh hưởng của influencers (thường xét bằng lượng follow trên các nền tảng, hoặc mức độ tương tác ở các dự án trước của influencer đó) có đáp ứng được mục tiêu hoặc kỳ vọng trong kế hoạch của doanh nghiệp hay không? Chú ý đánh giá thêm tính xác thực của lượng người theo dõi, tránh sự tăng follow không tự nhiên hay được tăng bằng cách không trung thực.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận khoảng 100.000 khán giả mà số lượng người theo dõi của influencer này chỉ đạt mức khoảng 10.000 khán giả, thì việc hợp tác với influencer đó là không phù hợp. Trong trường hợp này, phía doanh nghiệp có thể tìm influencer khác có tầm ảnh hưởng lớn hơn, hoặc điều chỉnh kế hoạch hợp tác với nhiều influencer khác nhau để đạt được mục tiêu tiếp cận mong muốn.
Đặt kỳ vọng không thực tế hoặc quá cao
Khi doanh nghiệp hợp tác với influencer có lượng follow quá cao, doanh nghiệp thường đặt kỳ vọng rằng chỉ với một bài đăng từ influencer sẽ mang lại thành công lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, influencer marketing là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đồng hành cùng nhau. Một bài đăng từ influencer chỉ là một phần trong chiến dịch tổng thể và không chắc chắn đảm bảo rằng nó sẽ thành công tức thì. Hơn nữa, kết quả của chiến dịch vẫn có thể đạt được từ nhiều yếu tố như lượng khán giả tham gia tương tác, quy mô chiến dịch, nội dung và cách thức thực hiện,…
Để tránh việc đặt kỳ vọng quá cao trong quản lý chiến dịch influencer marketing, doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Xây dựng bảng kế hoạch chi tiết và cụ thể bao gồm: mục tiêu, kênh truyền thông, ngân sách,…
- Xác định các chỉ số đo lường và tiêu chí thành công rõ ràng
- Mục tiêu nên được đo lường bằng con số cụ thể
Thông tin trao đổi trong quá trình hợp tác thiếu chi tiết, hoặc không rõ ràng
Một bảng kế hoạch không chi tiết hoặc quá trình trao đổi, xác nhận thông tin không rõ ràng có thể dẫn đến tình trạng influencer hiểu sai ý, hiểu lầm hoặc không hiểu rõ bạn đang mong muốn điều gì. Chính điều này không thể đảm bảo rằng influencer sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ phía doanh nghiệp.
Để tránh tình trạng này, giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong quản lý chiến dịch influencer marketing:
- Nội dung content cần đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng, phong cách,..
- Lên nội dung chi tiết về các thỏa thuận hợp tác như thù lao, khoản hoa hồng mà influencer sẽ nhận được dựa trên thang đo kết quả của chiến dịch influencer,…
- Thiết kế một bản tóm tắt kế hoạch dễ đọc, dễ hiểu và chứa toàn bộ các thông tin quan trọng (bao gồm cả cách phát âm thương hiệu, sản phẩm; giá trị thương hiệu bạn muốn họ truyền đạt….)
- Chú trọng vào ngôn ngữ, đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt đúng cách
- Liệt kê những lưu ý, điều nên làm hoặc không nên làm của influencer khi thực hiện kế hoạch,…
Nội dung không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Dù cho influencer có tự do trong việc tạo nội dung, điều quan trọng là đảm bảo rằng nội dung đó phù hợp với thương hiệu và giữ được tính nhất quán. Việc không kiểm soát nội dung có thể dẫn đến:
- Truyền đạt sai giá trị thương hiệu hoặc sản phẩm
- Cách thức truyền đạt không tương thích với phong cách, hình ảnh thương hiệu
- Nội dung chất lượng thấp (ánh sáng, độ phân giải,…)
Vì vậy, luôn cần có người của doanh nghiệp hỗ trợ giám sát quá trình sáng tạo nội dung, duyệt nội dung trước khi quay hoặc cung cấp hỗ trợ phù hợp trong quá trình quay,…
Thiếu tính cam kết đảm bảo thời gian và tuân thủ kế hoạch
Có rất nhiều lý do khiến influencer bị chậm trễ:
- Influencer đang tham gia nhiều chiến dịch khác nhau, dẫn đến việc không thể tập trung và hoàn thành đúng tiến độ.
- Thiếu sự rõ ràng về thời hạn và ngày đăng phải được xác nhận lại từ phía doanh nghiệp
- Nội dung không đáp ứng yêu cầu, influencer cần thời gian chỉnh sửa
- Thiếu sự kiểm soát và quản lý thời gian hiệu quả trong quá trình thực hiện chiến dịch,..
Do đó, để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng thời hạn, các giải pháp mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Xác nhận lại khoảng thời gian nộp bản nháp, và thời gian đăng bài,… với influencer
- Có kế hoạch dự phòng trong trường hợp nội dung bị trì hoãn
- Hình phạt trễ hoặc vi phạm hợp đồng
Không theo dõi và đánh giá kết quả trong khi quản lý chiến dịch Influencer Marketing
Để influencer có thể thực hiện công việc tốt nhất của mình, doanh nghiệp cần theo dõi và giám sát hoạt động của influencer. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ dựa trên lượt like và share có thể không đủ điều kiện để kết luận tính hiệu quả của chiến dịch influencer marketing. Do đó, cần xem xét thêm các chỉ số khác như tương tác chất lượng, tăng trưởng cộng đồng, lượng truy cập trang web và doanh số bán hàng kể từ khi clip được đăng,… Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
Như vậy, nắm bắt những lưu ý quan trọng khi quản lý chiến dịch influencer marketing sẽ giúp tăng khả năng thành công của chiến dịch và hạn chế các rủi ro hay mâu thuẫn không đáng có trong quá trình hợp tác với nhau.
Xem thêm:
Các lợi ích hàng đầu của việc khai thác influencers để tăng trưởng
Influencer chia sẻ cách tạo chiến lược truyền cảm hứng trên YouTube
Phân biệt influencer marketing và affiliate marketing, referral, WOM, advocacy marketing