Chiến lược influencer marketing và một số hình thức marketing khác như: word of mouth (WOM), affiliate marketing, referral marketing và advocate marketing vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn do các hình thức này có một số điểm giống nhau. Dưới đây là cách phân biệt các hình thức này.
Influencer marketing
Đây là hình thức marketing mà doanh nghiệp hợp tác với influencers để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua tầm ảnh hưởng của họ. Influencers sẽ giới thiệu, đánh giá hoặc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nội dung sáng tạo trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Phân biệt influencer marketing và affiliate marketing
Đây là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp trả hoa hồng cho các đối tác hoặc influencers khi họ giới thiệu khách hàng và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các đối tác liên kết sẽ sử dụng các liên kết cá nhân hóa, có thể kèm thêm mã giảm giá, hay các deal độc quyền để thu hút khách hàng, bán sản phẩm và nhận hoa hồng từ doanh nghiệp sau mỗi đơn hàng thành công. Hoa hồng trong affiliate marketing có thể được xác định dựa trên một số tiêu chí như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, hoặc lợi nhuận đạt được từ việc tiếp thị liên kết.
Hiện tại influencer marketing và affiliate marketing có thể kết hợp với nhau trong cùng một chiến dịch marketing. Ví dụ: Influencer vừa hợp tác với thương hiệu để quảng bá sản phẩm, vừa được nhận hoa hồng affiliate khi bán hàng dẫn đến nhiều người nhầm thường nhầm lẫn influencer marketing và affiliate marketing. Tuy nhiên, sự khác biệt nổi bật giữa influencer marketing và affiliate marketing bao gồm:
Tiêu chí | Influencer marketing | Affiliate marketing |
Đối tượng hợp tác | Influencer (người có ảnh hưởng) | Affiliate (người tham gia tiếp thị) |
Mục tiêu | Tạo nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, tương tác | Tăng doanh số, tăng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng |
Hình thức | Hợp tác với người nổi tiếng trên mạng xã hội, quảng bá thông qua nội dung | Chia sẻ liên kết tiếp thị trên các nền tảng truyền thông và nhận hoa hồng khi có sự chuyển đổi như: lượt click, đơn hàng thành công… |
Quản lý | Doanh nghiệp quản lý các influencer, tạo nội dung chủ đạo | Doanh nghiệp quản lý chương trình liên kết, cung cấp liên kết theo dõi |
Độ tin cậy | Dựa vào sự ảnh hưởng và độ uy tín của influencer | Dựa vào đánh giá và nhận xét của người tiếp thị và người dùng |
Phạm vi đối tượng | Tập trung vào việc tiếp cận nhóm người theo dõi của influencer | Tiếp cận đa dạng khách hàng thông qua các kênh liên kết |
Chi phí | Phí hợp đồng với influencer, có thể có thêm hoa hồng. | Phí hoa hồng dựa trên doanh số hoặc hành động chuyển đổi. |
Điểm mạnh | Tạo sự tương tác, tăng cường nhận diện thương hiệu | Mở rộng mạng lưới tiếp thị, tăng doanh số |
Điểm yếu | Chi phí tốn kém | Khách hàng không tương tác trực tiếp với thương hiệu |
Ngoài affiliate marketing, influencer marketing thường bị nhầm lẫn với các hình thức khác như Word of Mouth (WOM), referral marketing và advocate marketing:
Phân biệt influencer marketing và Word of Mouth (WOM)
WOM là hình thức tiếp thị mà thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ được truyền tải từ người này sang người khác thông qua các cuộc trò chuyện cá nhân. Đối tượng chính của WOM thường là khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và cảm thấy hài lòng với chúng. Khi khách hàng cảm thấy ưng ý với sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ tự nguyện chia sẻ trải nghiệm tích cực đó với bạn bè, người thân và những người có liên quan trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Điều này tạo ra một hiệu ứng lan truyền thông tin tự nhiên và đáng tin cậy, vì thông tin đến từ nguồn tin cậy là bạn bè và người thân. WOM có thể xảy ra tự nhiên hoặc được khuyến khích bởi doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc kế hoạch chương trình khuyến mãi.
Phân biệt influencer marketing và referral marketing
Referral marketing là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho người khác. Khách hàng được đề xuất tham gia chương trình giới thiệu và có thể nhận được phần thưởng hoặc ưu đãi khi người được giới thiệu hoàn thành giao dịch.
Phân biệt influencer marketing và advocacy marketing
Đây là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp tìm kiếm và tạo dựng một nhóm người ủng hộ (advocates) để quảng bá và chia sẻ ý kiến tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Những advocates này thường là khách hàng trung thành, nhân viên hoặc các cá nhân có sự liên quan đặc biệt đến ngành hàng của doanh nghiệp.
Có thể thể thấy, cả influencer marketing và các hình thức tiếp thị khác đều nhằm mục tiêu tận dụng sự ảnh hưởng của người khác để quảng bá và tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng truyền thông, mục đích và cách thức triển khai trong mỗi hình thức marketing vẫn có điểm riêng biệt.
Influencer marketing thường được xem là hình thức tiếp thị có tính tương tác cao, vì influencers thường có sự liên kết và tầm ảnh hưởng nhất định đối với quan điểm, suy nghĩ, hành vi… với khán giả của họ. Họ có khả năng xây dựng niềm tin và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người theo dõi. Trong khi đó, WOM và advocate marketing dựa trên quan hệ cá nhân và sự tin tưởng giữa người giới thiệu và người được giới thiệu. Affiliate marketing và referral marketing tập trung vào việc phần trăm hoa hồng/mức thưởng cho người giới thiệu khi có giao dịch thành công. Theo thống kê, các chiến dịch influencer marketing có thể tăng lưu lượng truy cập trang web nhiều hơn tới 11 lần, và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 20% so với các hình thức tiếp thị khác.
Influencer marketing đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của các nhãn hàng hiện nay. Có đến 92% nhà tiếp thị tin rằng influencer marketing là một phương pháp tiếp thị hiệu quả. Với sự bùng nổ của mạng xã hội và sức ảnh hưởng của các người nổi tiếng trên internet, influencer marketing đã mang lại những cơ hội đáng kể cho việc tiếp cận khách hàng và xây dựng lòng tin thương hiệu.
Xem thêm:
Vai trò nổi bật của Influencer Marketing
Các bước triển khai một chiến dịch influencer marketing thành công
Influencer chia sẻ cách tạo chiến lược truyền cảm hứng trên YouTube