Sức mạnh bất ngờ của xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC)

User-Generated Content – xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) đã trở thành một xu hướng không thể bỏ qua, mang lại sức mạnh và tác động bất ngờ cho các chiến dịch tiếp thị. UGC không chỉ thúc đẩy sự tương tác và cam kết từ cộng đồng mà còn củng cố lòng tin và xây dựng thương hiệu một cách tự nhiên và hiệu quả. Điểm qua một vài lý do khiến UGC ngày càng trở thành xu hướng được ưa chuộng.

Subiz-noi-dung-do-nguoi-dung-tao

Nội dung do người dùng tạo – UGC là gì?

Nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content – UGC) là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ hình thức nội dung nào (từ văn bản, hình ảnh, video, đánh giá, cho đến các bình luận và câu hỏi…) được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng cuối (end-user) chứ không phải bởi các thương hiệu hoặc công ty.

Xu hướng UGC thường được tìm thấy trên các nền tảng mạng xã hội và các trang web chia sẻ, nơi người dùng tự do biểu đạt ý kiến, chia sẻ trải nghiệm hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận. Đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hiện đại, bởi lẽ UGC không chỉ giúp tăng cường sự tương tác và cam kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu mà còn cung cấp một nguồn nội dung đa dạng, chân thực và thuyết phục.

Xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) ngày càng phổ biến

Xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) ngày càng phổ biến

Ảnh hưởng của nội dung do người dùng tạo (UGC)

Sự phát triển của nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content – UGC) trong những năm gần đây đã làm thay đổi cách thức mà các thương hiệu tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình. Ban đầu, UGC bắt đầu nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và Twitter, nơi người dùng tự do chia sẻ ý kiến, hình ảnh, và video. Nhanh chóng, các nền tảng này đã nhận ra giá trị của UGC và bắt đầu tạo ra các công cụ cho phép người dùng dễ dàng tạo và chia sẻ nội dung của riêng mình.

UGC dần xuất hiện trên các nền tảng xã hội phổ biến như Instagram, Facebook,..

UGC dần xuất hiện trên các nền tảng xã hội phổ biến như Instagram, Facebook,..

Sự bùng nổ của influencer marketing cũng là một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của UGC. Các influencer, với lượng người theo dõi đông đảo, đã tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng lớn, thúc đẩy người hâm mộ và người theo dõi của họ tạo ra nội dung tương tự. Điều này không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng của các thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho sự lan truyền tự nhiên của nội dung thương hiệu qua các nội dung do người hâm mộ tạo ra

Theo một báo cáo của Gartner, 84% người thuộc thế hệ Millennials cho biết nội dung do người dùng tạo (UGC) ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Điều này cho thấy một cơ hội để bạn khai thác thị trường người tiêu dùng trẻ lớn hơn so với nội dung trả phí. UGC cho phép một thương hiệu tiếp cận được tâm lý của khách hàng tiềm năng, đồng thời giáo dục người dùng về các lợi ích chính một cách phù hợp với cuộc sống, vấn đề và suy nghĩ của họ.

Lợi ích khi khai thác xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC)?

Sự tham gia tích cực của người dùng trong việc tạo ra nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị truyền thông nhất định, giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của thương hiệu. Lợi ích của việc khai thác xu hướng nội dung do người dùng tạo UGC:

Tăng tính xác thực: Người tiêu dùng ngày càng kỹ tính trong việc lựa chọn thương hiệu để tương tác và mua hàng, không có loại nội dung nào xác thực hơn nội dung do chính khách hàng tạo ra. Theo một nghiên cứu của agency EnTribe, 86% người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng nhiều hơn vào những thương hiệu chia sẻ UGC so với những nội dung được quảng bá bởi các influencer. Điều quan trọng là thương hiệu không nên tạo ra các bài đăng giả mạo hay các chiến dịch tiếp thị không trung thực; khán giả có thể dễ dàng nhận ra và điều này có thể làm tổn hại đến uy tín của thương hiệu.

UGC giúp các thương hiệu, nhãn hàng duy trì sự gắn bó với người tiêu dùng

UGC giúp các thương hiệu, nhãn hàng duy trì sự gắn bó với người tiêu dùng

Tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu: Người tiêu dùng thích cảm giác thuộc về một cộng đồng lớn hơn bản thân, và việc tạo ra UGC cho phép họ trở thành một phần của cộng đồng thương hiệu. Điều này rất quan trọng trong việc tăng cường trung thành và tình cảm với thương hiệu. UGC cũng mở ra các cuộc trò chuyện giữa thương hiệu và người tiêu dùng, giúp xây dựng và phát triển một cộng đồng tương tác. Chia sẻ nội dung của khách hàng cũng giúp phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu.

Sự ảnh hưởng từ chứng thực xã hội: UGC là ví dụ hoàn hảo về chứng thực xã hội – một hiện tượng tâm lý khiến mọi người muốn làm những gì người khác thấy thú vị. Khi khách hàng tiềm năng thấy những khách hàng hiện tại hài lòng với sản phẩm, họ sẽ có xu hướng muốn thử sản phẩm đó cho chính mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngày nay khi niềm tin vào quảng cáo truyền thống và truyền thông đại chúng đang ở mức thấp. Kết quả thu thập trong một cuộc khảo sát của Hootsuite cho thấy 93% các nhà tiếp thị đồng ý rằng người tiêu dùng tin tưởng nội dung do khách hàng tạo nhiều hơn nội dung do các thương hiệu tạo ra. Việc sử dụng tiếng nói của các nhà sáng tạo, khách hàng và mối quan hệ hợp tác ảnh hưởng chân thực cho phép một thương hiệu truyền đạt các thông điệp chính và lợi ích của sản phẩm, nhưng được thực hiện theo cách xây dựng niềm tin vào thương hiệu.

Xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng

Xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng

Sử dụng nội dung cho “đa” nền tảng: UGC không chỉ giới hạn trong tiếp thị trên mạng xã hội. Nội dung UGC có thể được sử dụng trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ, thêm ảnh UGC vào email nhắc nhở giỏ hàng để thúc đẩy người mua tiềm năng hoàn tất giao dịch, hoặc thêm nội dung do người dùng tạo vào các trang đích để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Thương hiệu Calvin Klein đã tạo một trang đích riêng cho nội dung UGC, nơi khách hàng có thể thấy những ví dụ thực tế về cách khách hàng khác phối đồ với sản phẩm của họ.

Hiệu quả chi phí: So với chi phí thuê một influencer có thể lên đến hàng triệu đô la, chi phí yêu cầu khách hàng chia sẻ bài đăng về trải nghiệm sản phẩm của họ là rất thấp. UGC là một cách tiết kiệm chi phí để mở rộng doanh nghiệp và đa dạng hóa nội dung. Hơn nữa, không cần đầu tư nhiều vào các công ty quảng cáo đắt đỏ hay các chiến dịch hoành tráng. UGC cho phép thương hiệu kết nối với những người quan trọng nhất trong kinh doanh của họ: khách hàng.

Có bao nhiêu loại xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC)?

Xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) đang ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Hiện tại, có nhiều cách để phân loại UGC dựa trên ý định của khách hàng và sự tác động của doanh nghiệp. Dưới đây là hai cách phân loại chính:

Phân loại dựa trên ý định của Khách hàng

Có 2 loại nội dung được chia theo tiêu chí này, bao gồm:

Nội dung tự nguyện (Organic Content): Khách hàng tự nguyện chia sẻ nội dung mà không có bất kỳ sự tác động nào từ phía doanh nghiệp. Những bài đăng trên mạng xã hội, hình ảnh và video do khách hàng tự tạo ra khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ là những ví dụ điển hình. Nội dung thường mang tính chân thực và tạo sự tin cậy cao từ cộng đồng.

Ví dụ minh họa cho Organic Content

Ví dụ minh họa cho Organic Content

Nội dung có sự tác động của doanh nghiệp: Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng tạo và chia sẻ nội dung thông qua các chương trình, sự kiện hoặc khuyến mãi. Hình thức thực hiện có thể bao gồm việc yêu cầu khách hàng viết đánh giá sau khi mua hàng, tham gia các thử thách hoặc hashtag trên mạng xã hội để nhận phần thưởng.

Ví dụ minh họa cho Branded Content

Ví dụ minh họa cho Branded Content

Phần loại dựa trên hình thức nội dung

Một số loại hình thức nội dung do người dùng tạo phổ biến:

Bài đăng trên mạng xã hội: Khách hàng chia sẻ bài viết, hình ảnh hoặc video liên quan đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội. Các trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và khuyến khích sự tương tác từ cộng đồng. Điển hình là chiến dịch #ShareACoke của Coca-Cola, nơi mọi người chia sẻ ảnh chai Coke có in tên của họ hoặc người thân trên mạng xã hội với hashtag #ShareACoke.

ShareACoke là một trong những chiến dịch điển hình của xu hướng nội dung do người dùng tạo (UCG)

ShareACoke là một trong những chiến dịch điển hình của xu hướng nội dung do người dùng tạo (UCG)

Đánh giá/Phản hồi: Những bình luận, xếp hạng và đánh giá mà khách hàng để lại trên các trang web thương mại điện tử hoặc diễn đàn trực tuyến. Nội dung thường được sử dụng lại để chứng minh chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khách hàng tiêu dùng dùng sẽ đánh giá 5 sao trên trang web của một thương hiệu với chi tiết về cách sản phẩm đã cải thiện làn da của bản thân.

Ảnh và video quảng bá thương hiệu: Khách hàng tạo và chia sẻ các hình ảnh hoặc video khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Những nội dung này không chỉ cho thấy chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện sự sáng tạo và mối quan hệ cá nhân của khách hàng với thương hiệu.

Người dùng GoPro đăng tải video và ảnh chụp từ camera của họ khi thực hiện các hoạt động ngoài trời như lướt sóng, leo núi, hay trượt tuyết.

Người dùng GoPro đăng tải video và ảnh chụp từ camera của họ khi thực hiện các hoạt động ngoài trời như lướt sóng, leo núi, hay trượt tuyết.

Khai thác xu hướng nội dung do người dùng tạo (UGC) không chỉ là một chiến lược tiếp thị hiệu quả mà còn là một phương pháp để xây dựng sự tin tưởng và trung thành với khách hàng. Với khả năng tăng cường độ xác thực, tạo dựng chứng thực xã hội và tối ưu hóa chi phí, UGC đã chứng minh là không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược tiếp thị hiện đại nào. Thương hiệu có thể tận dụng UGC để không chỉ tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn thu hút khách hàng tiềm năng, từng bước củng cố vị thế trên thị trường.

Xem thêm:

Tăng doanh thu nhờ nội dung do người dùng sáng tạo

Tận dụng nội dung do người dùng sáng tạo để tăng trưởng

Các xu hướng content 2024 thịnh hành

Share this

June 5, 2024 - Marketing