Thực trạng và các xu hướng chuyển đổi số 2023

Theo Servion ước tính rằng đến năm 2025, khoảng 90% doanh nghiệp sẽ trải qua quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp có lẽ là: các tổ chức, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng, những thay đổi mới nhất trong công nghệ dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bài viết sau đây có thể giúp bạn nắm bắt các xu hướng chuyển đổi số 2023 và những năm tới.

THUẬT NGỮ

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một quá trình mang tính đột phá khi sử dụng các giải pháp, công nghệ số tích hợp vào quá trình quản lý tổng thể của tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, chuyển đổi số có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực của tổ chức, doanh nghiệp như: sản xuất, nhân sự, marketing,…

Chuyển đổi số là gì?

Bối cảnh chuyển đổi số hiện nay

Thực trạng của chuyển đổi số

Theo kết quả nghiên cứu của McKinsey, mức độ tác động của chuyển đổi số ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng GDP của nước Mỹ là 25%, Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là 36% vào năm 2025.

Theo số liệu thống kê từ Statista.com, chỉ tiêu dự kiến cho nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số có thể đạt mức 1,6 nghìn tỷ USD năm 2022. Đến năm 2026, nhu cầu này được dự báo sẽ đạt mức 3,4 nghìn tỷ USD. Do đó, chuyển đổi số đang dần trở nên quan trọng đối với toàn bộ khu vực và thế giới, bởi các lợi ích sau đây:

  • Tăng hiệu quả hoạt động, năng suất làm việc của nhân viên
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức
  • Cắt giảm chi phí vận hành
  • Hạn chế các quy trình thủ công và mang tính lặp lại
  • Nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác từ dữ liệu được báo cáo và các giải pháp nền tảng
  • Cung cấp các giá trị mới, chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn liên tục đổi mới và thích ứng

Xu hướng chuyển đổi số 2023

Chuyển đổi số là một quá trình vẫn tiếp tục diễn ra và phát triển mạnh mẽ cùng với sự biến đổi không ngừng của cuộc sống. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và dân số trẻ có xu hướng tiếp cận, sử dụng công nghệ. Do đó, có thể nói bằng cách chuyển đổi số, con người có thể thay đổi nhận thức, tư duy của mình nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Đối với tổ chức, doanh nghiệp hoặc các chuyên gia cần nắm bắt cơ hội, thế mạnh để tạo ra sự đột phá trên thị trường ở các lĩnh vực, ngành nghề nhờ vào chuyển đổi số. 

Dưới đây chính là một số xu hướng chuyển đổi số  được các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng có tiềm năng phát triển bùng nổ trong năm 2023 và tương lai: 

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial intelligence) và máy học (ML – Machine Learning)

Theo thống kê dự báo của Tractica, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, quy mô sẽ đầu tư khoảng 116 tỷ euro vào trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2025. Với AI, doanh nghiệp có thể tạo ra dự đoán có cấu trúc và phi cấu trúc bởi khả năng, năng lực được mô phỏng theo trí tuệ con người kết hợp cùng hệ thống máy tính. Do đó, các công cụ AI cho phép doanh nghiệp nhận biết, đo lường xu hướng biến đổi, dự báo chính xác hoạt động, tự động hóa các quy trình thủ công tốn thời gian và mang tính lặp lại, nhanh chóng tìm kiếm và truy cập thông tin thích hợp. Đặc biệt, hệ thống AI có thể hoạt động mọi lúc mọi nơi mà không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nên vì thế, các thành viên trong đội ngũ có thể cân bằng thời gian làm việc hợp lý, có được trạng thái làm việc tích cực, từ đó cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động.

Trí tuệ nhân tạo và máy học trong chuyển đổi số

Trí tuệ nhân tạo và máy học trong chuyển đổi số

Máy học là một nhánh nhỏ trong trí tuệ nhân tạo, có khả năng học tập và mô phỏng như con người. Do lượng dữ liệu xuất hiện ngày càng nhiều, năng lực tính toán càng mạnh mà bộ não của con người thì không thể xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn này. Chúng cho phép máy tính có thể học hỏi từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất theo thời gian, do đó, nó sẽ được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, hệ thống máy học có thể tự động khám phá thông tin chi tiết về mức độ tương tác của khách hàng đối với các ứng dụng khác nhau của doanh nghiệp theo thời gian.

Tóm lại, AI và ML là những công nghệ đang được quan  tâm nhiều nhất trong tất cả các xu hướng chuyển đổi số hiện đại. AI rất quan trọng vì nó có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định tốt nhất, phù hợp với phương pháp “lấy khách hàng làm trung tâm”. ML rất quan trọng vì nó có thể giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn dữ liệu mà nó thu thập được để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Tăng cường đầu tư vào Blockchain

Blockchain (Chuỗi khối) là một dạng công nghệ mới nổi, chúng cho phép bạn có thể tạo hợp đồng thông minh và lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn trên đó mà không sợ bị đánh cắp, giả mạo bởi khả năng bảo mật cao từ công nghệ này. Do đó, Blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cần môi trường an toàn, bảo mật cao như tài chính, quản lý chuỗi cung ứng,…

Xu hướng đầu tư vào Blockchain trong chuyển đổi số

Xu hướng đầu tư vào Blockchain trong chuyển đổi số

Blockchain đã và đang trở thành một điểm sáng, thể hiện sức ảnh hưởng của nó khi liên tục được các doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới tiến hành đầu tư vào. Chẳng hạn, IBM (tập đoàn công nghệ đa quốc gia lớn nhất trên thế giới) đã  ra mắt nền tảng doanh nghiệp blockchain vào tháng 3 năm 2017. Hơn nữa, theo Deloitte, đến năm 2020, gần 40%  người được hỏi đã kết hợp blockchain vào quy trình sản xuất của họ, khoảng 55% người xem blockchain là ưu tiên chiến lược hàng đầu. Cùng với tốc độ phát triển đó, tháng 2 năm 2022, Alphabet (công ty mẹ của Google) đã công bố kế hoạch đưa Web3 và các sản phẩm dựa trên blockchain ra thị trường.

World Wide Web đang phát triển

Theo báo cáo mới nhất “Báo cáo tổng quan toàn cầu về kỹ thuật số năm 2023”, khoảng 5,16 tỷ người dùng internet trên toàn thế giới, tương đương 64,4% dân số toàn cầu. Trong số lượng người dùng đó, có 91%  người dùng truy cập qua điện thoại thông minh nhưng chỉ 65,6%  người dùng sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. 

Với các số liệu trên, có thể thấy thiết bị di động đang được ưu tiên nên vì thế, các ứng dụng web lũy tiến (PWA) là các trang web được thiết kế phù hợp với giao diện khi xem từ điện thoại thông minh. Dự kiến năm 2027, thị trường PWA sẽ đạt 10,44 tỷ USD. Xu hướng phát triển web trong năm 2023 bao gồm sự gia tăng sử dụng chatbox AI thay vì các trang web tìm kiếm thông thường, sự phổ biến của các trợ lý ảo như Siri, Alexa,.. với nhu cầu tìm kiếm thông qua giọng nói.

World Wide Web vẫn giữ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chuyển đổi số

World Wide Web vẫn giữ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chuyển đổi số

Do đó, nếu bạn là một nhà phát triển website, bạn sẽ rất vui khi biết rằng 3 bộ phận quan trọng trong thư viện JavaScript là React, Vue và Angular vẫn cực kỳ phổ biến và phù hợp với xu hướng phát triển. Hơn nữa, hệ sinh thái WordPress vẫn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Điện toán biên và internet vạn vật (IoT: internet of things)

Nếu như internet là mạng lưới kết nối các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh, laptop,.. để trao đổi và chia sẻ dữ liệu. Thì với internet vạn vật, mạng lưới kết nối sẽ được mở rộng với những vật vô tri vô giác như đèn học, quạt điện,.. Nhờ có cảm biến thông minh và kết nối mạng, internet vạn vật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số.

Điện toán biên và internet vạn vật trong chuyển đổi số

Điện toán biên và internet vạn vật – một trong các xu hướng chuyển đổi số 2023

Theo số liệu IoT Analytics, năm 2023, quy mô thị trường toàn cầu dự kiến tăng 19%, tức 238 tỷ USD. Do đó, thật không khó để tưởng tượng tại sao thị trường này lại tăng trưởng nhanh chóng như vậy. Sức mạnh của IoT và điện toán biên thể hiện qua nhiều hình thức, có thể là ô tô tự lái, nhà thông minh, lưới điện thông minh, hệ thống quản lý, bảo trì và dự đoán các nhà máy,..

Các nền tảng IoT hàng đầu bao gồm AWS IoT Core, Google Cloud IoT Core, Azure IoT và IBM Watson IoT.

An ninh mạng và bảo mật dữ liệu

Theo Gartner, dự đoán năm 2020, khoảng 60% doanh nghiệp kỹ thuật số sẽ gặp sự cố về bảo mật dữ liệu. Và, dự báo này đã trở thành sự thật khi hơn 445 triệu cuộc tấn công mạng đã được báo cáo vào năm 2020. Tội phạm mạng dự đoán năm 2023 sẽ tiêu tốn 8 nghìn tỷ USD trên thế giới (theo Cybersecurity Ventures) và khoảng 33 tỷ tài khoản bị xâm phạm (theo Getastra).

Đây cũng là một trong những lý do vì sao các doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động bảo mật để theo kịp tốc độ của chuyển đổi kỹ thuật số, các biện pháp để bảo vệ thông tin khỏi những truy cập trái phép. 

Giải pháp nền tảng dữ liệu khách hàng cá nhân hóa (CDP – Customer Data Platform)

THUẬT NGỮ
CDP (Customer Data Platform) là một nền tảng công nghệ dữ liệu khách hàng. Theo đó, nền tảng CDP được tạo ra nhằm mục đích thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, để tạo thành một nền tảng dữ liệu khách hàng hợp nhất, hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết cho doanh nghiệp.

Thống kê của viện CDP, năm 2021, sức tăng trưởng của CDP vẫn không hề thuyên giảm khi ước tính doanh thu ngành tăng lên 1,6 tỷ USD. Theo đó, nền tảng dữ liệu khách hàng cho phép người dùng phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng, phân tích xu hướng tiêu dùng và xác định cơ hội tiếp thị trong tương lai, tạo trải nghiệm khách hàng phù hợp với phương pháp “lấy khách hàng làm trung tâm” được cá nhân hóa hơn. 

Xu hướng điện toán đám mây

Công nghệ đám mây cho phép doanh nghiệp nhanh chóng và thích ứng dễ dàng với các thay đổi trong kinh doanh. Theo báo cáo của Gartner, đến năm 2025, khoảng hơn một nửa chi tiêu cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp sẽ chuyển sang điện toán đám mây. Qua đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao tính linh hoạt, nhanh nhẹn khi không phải tải xuống các tệp nặng dữ liệu vì đã lưu trữ trên đám mây.

Xu hướng điện toán đám mây trong chuyển đổi số

Xu hướng chuyển đổi số 2023 dựa trên công nghệ điện toán đám mây

Số liệu Fortune Business Insights dự đoán rằng, thị trường XaaS (Everything as a Service – Mọi thứ dưới dạng dịch vụ) sẽ tăng từ 545,35 tỷ USD (2022) lên 2.378,07 tỷ USD (2029). Mô hình tiêu dùng dưới dạng dịch vụ mang lại cho nhà cung cấp và người tiêu dùng cả tính linh hoạt và mức độ dự đoán trong hoạt động doanh nghiệp. Từ các ứng dụng Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS – Software as a Service) đến Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ (IaaS – Infrastructure as a service) và các ứng dụng Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS – Platform as a service ), người tiêu dùng ngày nay tận hưởng Mọi thứ dưới dạng dịch vụ (XaaS – Everything as a Service).

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA – Robotic Process Automation)

RPA là một xu hướng chuyển đổi mới khi định hướng quy trình theo nhiệm vụ. Qua đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ bớt quy trình thủ công và xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại tại nơi làm việc bằng robot phần mềm. RPA kết hợp với AI và chatbox để nâng cao khả năng tự động hóa dẫn đến ít lỗi hơn so với con người. Các trường hợp sử dụng RPA bao gồm duy trì hóa đơn, di chuyển dữ liệu và kiểm toán. Đây là một giải pháp hiệu quả để vượt qua các thách thức trong thời đại chuyển đổi số. Cần có một cách tiếp cận nâng cao để xây dựng lại toàn bộ quy trình làm việc xác thực và chính xác.

Thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) và thực tế ảo (VR – Virtual Reality)

Công nghệ AR và VR đang trở nên phổ biến, đặc biệt phát triển mạnh mẽ hơn từ giai đoạn đại dịch Covid-19 trở đi. Về cơ bản, AR tăng cường thế giới thực bằng cách thêm vào các tính năng, yếu tố kỹ thuật số, trong khi VR sẽ đưa bạn vào một thế giới mô phỏng (thế giới ảo).

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ AR và VR trong chuyển đổi số

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ AR và VR trong chuyển đổi số

Chẳng hạn, với xu hướng chuyển đổi này cho phép bạn đánh giá mô hình ảo 3D, đồ họa trực quan của sản phẩm mới và sửa đổi chúng mà không cần phát triển nguyên mẫu hay thiết kế sản phẩm thực. Do đó, nếu ứng dụng công nghệ này cho việc mô phỏng toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì bạn sẽ có được cái nhìn rõ hơn về hoạt động của toàn bộ hệ thống và quy trình đằng sau đó. 

Như vậy, chuyển đổi số đang dần phát huy được vai trò của nó, có tác động tích cực, mang lại những thay đổi đáng kể trong tổ chức, doanh nghiệp. Với những tiến bộ này, chuyển đổi số có thể tối ưu hóa, tự động hóa các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong khi tiết kiệm chi phí hơn… Thêm vào đó, nhiều ứng dụng công nghệ cũng được ứng dụng để nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng doanh số. Tuy nhiên, chuyển đổi số hiện nay vẫn có thể là một thách thức của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do quá trình chuyển đổi số cần thời gian tìm kiếm, chọn lọc, thử nghiệm loại công nghệ phù hợp, đồng thời quá trình chuyển đổi số cũng yêu cầu chi phí và nguồn nhân sự chuyên môn tham gia vận hành và giám sát quá trình này.

Xem thêm:

Sử dụng Subiz chuyển đổi số: Thu hút khách hàng tiềm năng

Sẽ ra sao nếu doanh nghiệp không chuyển đổi số?

Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

 

Share this

June 6, 2023 - Martech & saletech