Dưới đây là 3 lý do giải thích vì sao mỗi thương hiệu đều nên bao gồm 1 chatbot AI khi định hình chiến lược Marketing Automation.
1. Chatbot tương tác với những khách ghé thăm website
Khi bạn thực hiện một chiến lược inbound marketing, mục tiêu không thể bỏ qua là hướng khách hàng tiềm năng tới website. Ở thời điểm họ mới đặt chân tới website, họ sẽ có những câu hỏi về sản phẩm hay dịch vụ. Nếu những câu hỏi này không được giải đáp, họ có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.
Việc hỗ trợ khách hàng sẽ trở nên khó khăn nếu bạn chỉ có một nhóm hỗ trợ khách hàng với quy mô nhỏ, không thể chỉ ngồi chờ họ tới và giải đáp thắc mắc mọi lúc mọi nơi. Đây chính là thời điểm cần đến sự xuất hiện của chatbot. Bạn thậm chí còn có thể đặt tên cho chatbot để chúng trở nên “con người” hơn.
Các khảo sát chỉ ra rằng khách hàng đề cao dạng tương tác này. Ví dụ, báo cáo của Econsultancy cho thấy 57% khách hàng lựa chọn live chat trong khi nghiên cứu của Ubisend kết luận một nửa người tham gia cho biết họ ưa chuộng tin nhắn hơn so với email hay điện thoại.
Chatbot tạo ra một môi trường thuận tiện, dễ dàng hơn cho khách hàng tiềm năng mà không nhất thiết phải có sự can thiệp của một nhân viên chăm sóc khách hàng. Những chatbot này thu thập tên, địa chỉ ID từ khách hàng trước khi cuộc chat được thực hiện. Tốt hơn cả, hãy lựa chọn một cái tên phổ biến và hình ảnh từ một nhân viên chăm sóc khách hàng của bạn cho chatbot.
2. Nâng cao chất lượng khách hàng với chatbot
Quản lý khách hàng tiềm năng không phải là công việc dễ dàng, đôi khi còn đòi hỏi bạn bỏ nhiều thời gian để nuôi dưỡng. Tại sao bạn phải bỏ công sức trong thời gian dài để nuôi dưỡng khách hàng trong khi có thể “chuyển giao” cho chatbot?
Chìa khóa ở đây là sử dụng chatbot để làm các công việc mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc như tìm kiếm khách hàng và đem đến sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với họ. Sau đó, việc chốt đơn và hoàn thành giao dịch nhất thiết phải có sự xuất hiện của yếu tố con người để quá trình mua sắm được trọn vẹn và đem lại trải nghiệm khách hàng hoàn hảo.
3. Cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng tổng thể
71% khách hàng đánh giá cao quảng cáo có tính cá nhân hóa. Không chỉ vậy, trải nghiệm được cá nhân hóa trên tất cả các nền tảng còn giúp “tăng điểm” cho công ty dưới cái nhìn của khách hàng. Nếu bạn không cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất ở mọi nền tảng, bạn có thể sẽ đánh mất khách hàng vào tay đối thủ.
Chatbot lúc này trở thành công cụ hỗ trợ tính cá nhân hóa. Ví dụ, chatbot xuất hiện với chuỗi câu hỏi để mở đầu cuộc trò chuyện. Nhiều chatbot hiện nay được lập trình để thu thập dữ liệu từ người dùng và sử dụng cho mục đích cá nhân hóa.
Chatbot không chỉ hữu ích trên website mà còn có thể được thêm vào trên tất cả các kênh marketing cũng như cài đặt sao cho tính cá nhân hóa nhiều nhất. Ý tưởng chính ở đây là đem đến cho người dùng một chuỗi lựa chọn và lập trình chatbot để gửi cho họ nội dung có liên quan dựa trên lựa chọn từ khách hàng.
Kết luận
Với sự trợ giúp của công nghệ, Marketing Automation có sử dụng chatbot dần “hô biến” các chiến dịch marketing trở nên “dễ thở” hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có những điều không bao giờ có thể bị thay đổi bởi công nghệ. Trải nghiệm khách hàng là một trong số những thứ “bất khả xâm phạm”.
Ngay cả khi các cuộc trò chuyện tự động đang giúp mọi thứ dễ dàng hơn, bạn không thể dùng nó để thay thế hoàn toàn cho yếu tố con người. Chatbot giảm bớt khối lượng công việc, khiến quá trình marketing mượt mà hơn nhưng một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời rất cần đến một “điểm chạm” mang tính nhân văn.
Bài liên quan: