Trước khi bắt đầu vào các kiến thức marketing chuyên sâu hoặc thực hành các case study thực tế, các marketer cần tìm hiểu trước các thuật ngữ marketing thông dụng. Điều này sẽ là nền tảng vững chắc, giúp cho quá trình học tập và thực hành marketing diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bài viết này sẽ phân loại các thuật ngữ marketing vào 3 nhóm chính, bao gồm:
- Thuật ngữ marketing cơ bản
- Thuật ngữ digital marketing
- Thuật ngữ content marketing
Thuật ngữ marketing cơ bản
Dưới đây là các thuật ngữ marketing cơ bản, phân chia theo loại, hình thức marketing:
Brand Positioning (Định vị thương hiệu)
Định vị thương hiệu là quá trình tạo ra một vị trí độc đáo và có giá trị cho thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Nó giúp khách hàng hiểu rõ về thương hiệu và những gì thương hiệu có thể mang lại cho họ.
Để định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố sau:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
- Lĩnh vực hoạt động
- Lợi ích của sản phẩm/dịch vụ
- Giá trị cốt lõi của thương hiệu
- Phong cách thương hiệu
Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu)
Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) là cách thức làm cho khách hàng nhận ra hoặc ghi nhớ đến thương hiệu. Nó không chỉ bao gồm việc nhớ lại tên thương hiệu và khả năng nhận biết thông qua logo, mà còn là sự công nhận các giải pháp mà sản phẩm/ dịch vụ mang đến cho khách hàng.
Các yếu tố của nhận diện thương hiệu, bao gồm:
- Logo, biểu tượng
- Màu sắc, kiểu chữ
- Ngôn ngữ
- Giọng điệu
- Trải nghiệm/ dịch vụ khách hàng
Case Study
Case study là một phương pháp phân tích sâu về một dự án hoặc quy trình cụ thể để đánh giá lại hiệu quả hoạt động. Nó không chỉ đơn thuần tóm tắt một công việc đã hoàn thành, mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về cả quá trình và kết quả đạt được. Một case study cơ bản thường bao gồm:
- Tóm tắt dự án (mục tiêu, phạm vi hoạt động,…)
- Phân tích chi tiết (cơ hội, thách thức,…)
- Kết luận (bài học, đánh giá hiệu quả hoạt động)
Trường hợp case study vẫn còn trong quá trình thực hiện thì sẽ bổ sung thêm giải pháp hoặc các hướng xử lý để đối phó với các vấn đề đang tồn tại, nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động.
Email Marketing
Email Marketing là chiến lược marketing sử dụng email để tiếp cận và kích thích khách hàng thực hiện các hành động cụ thể, gia tăng cơ hội chuyển đổi mua hàng. Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Gửi thông tin quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện, và tin tức mới nhất.
- Cung cấp thông tin hữu ích và các đánh giá về sản phẩm/dịch vụ để tạo lòng tin và thêm giá trị cho người nhận.
- Gửi email tự động khi có hành động từ khách hàng như đăng ký, mua hàng, hoàn thành giao dịch,…
Digital Marketing
Digital marketing là chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, sử dụng các kênh và công cụ kỹ thuật số để tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm/ dịch vụ.
Các kênh và công cụ kỹ thuật số thường được sử dụng trong digital marketing bao gồm:
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok, LinkedIn, Twitter,…
- Trang web: Website của doanh nghiệp, website của các trang thương mại điện tử,…
- Quảng cáo trực tuyến: Google Ads, Facebook Ads,…
Inbound Marketing
Inbound marketing là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc thu hút khách hàng mục tiêu thông qua nội dung hấp dẫn và hữu ích, hướng người dùng đến website hoặc các kênh truyền thông khác của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất.
Outbound Marketing
Outbound Marketing là hình thức tiếp thị truyền thống tập trung vào việc đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ:
- Quảng cáo truyền hình, radio
- Báo chí, tạp chí, tờ rơi
- Sự kiện, triển lãm thương mại
Public Relations (PR – Quan hệ công chúng)
Quan hệ công chúng là một hình thức truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh và duy trì mối quan hệ tích cực giữa một tổ chức hoặc cá nhân với công chúng.
Có nhiều hình thức PR khác nhau:
- Tiếp xúc với giới truyền thông: họp báo, sự kiện, triển lãm,..
- Phương tiện âm thanh: podcast, radio
- Tham gia các cộng đồng trực tuyến: diễn đàn trực tuyến, từ thiện
Word-of-mouth Marketing (WOM – Tiếp thị truyền miệng)
Tiếp thị truyền miệng là việc sử dụng sức mạnh của lời khuyên và chia sẻ thông tin từ người tiêu dùng hiện tại đến người tiêu dùng tiềm năng. Điều này thường xuyên xảy ra thông qua cuộc trò chuyện cá nhân, bình luận trực tuyến hoặc đánh giá sản phẩm,..
Thuật ngữ marketing trong Digital Marketing
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến dùng trong chiến lược Digital Marketing:
Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)
Bounce Rate là phần trăm tỷ lệ thoát trang web của người dùng sau khi họ chỉ xem một trang duy nhất, và không tiếp tục chuyển sang trang tiếp theo. Tỷ lệ này có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động hoặc cấu trúc của trang web, thông thường thì mức tốt sẽ dưới 60%.
Exit Rate (Tỷ lệ thoát)
Exit Rate là tỷ lệ phần trăm số lần mà trang đó được xem cuối cùng so với tổng số trang được xem trên phiên truy cập. Nó thường được sử dụng như một phép đo mức độ tương tác tổng thể của website.
Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)
Conversion Rate là tỷ lệ khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi trên tổng số khách hàng tiếp cận được. Các hành vi chuyển đổi mục tiêu được xét theo từng chiến dịch marketing, đó có thể là: tương tác, nhắn tin, đăng ký, để lại thôngtin, mua hàng….
A/B Testing
A/B Testing là quá trình thử nghiệm và so sánh hiệu suất giữa hai phiên bản khác nhau trên cùng một nền tảng trực tuyến như website, fanpage hoặc ứng dụng, nhưng chỉ với một nhóm nhỏ đối tượng khách hàng tiềm năng. Mục tiêu là tìm ra phiên bản nào hoạt động tốt hơn để áp dụng rộng rãi trong chiến lược tiếp thị hoặc trải nghiệm người dùng.
Open Rate (Tỷ lệ mở email)
Open Rate là tỷ lệ phần trăm số lượng email đã được mở trên tổng số email đã gửi của chiến dịch. Đây là một trong những tỷ lệ quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị trên email.
Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác)
Engagement Rate là tỷ lệ phần trăm thể hiện mức độ tương tác của người dùng đối với nội dung được chia sẻ bởi thương hiệu. Thông thường, tỷ lệ này sẽ được đo lường bởi: lượt like, share, bình luận, lưu, tải xuống,…
Cost Per Click (CPC)
CPC là một hình thức quảng cáo trả phí theo lượt nhấp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng và biết được có bao nhiêu người dùng đang quan tâm đến chiến dịch quảng cáo, tiếp thị.
Click-Through Rate (CTR)
CTR là tỷ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị quảng cáo. CTR thể hiện mức độ hiệu quả của nội dung, từ khóa trong quảng cáo.
Influencer (Người ảnh hưởng)
Người ảnh hưởng (Influencer) là cá nhân có khả năng tác động đến suy nghĩ, hành vi, và quyết định của một nhóm người hoặc cộng đồng trên các nền tảng xã hội.
Paid Search (Tìm kiếm trả phí)
Paid Search là hình thức quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm để có được vị trí quảng cáo ưu tiên, thứ hạng cao trên trang kết quả, trang tìm kiếm.
Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc)
KPI là chỉ số mục tiêu đề ra, được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả công việc dựa trên kết quả thực tế đạt được. Nhờ vào KPI, các nhà tiếp thị có thể điều chỉnh hoặc rút ra kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp thị tiếp theo.
Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)
CLV đo lường giá trị mà một khách hàng mang đến cho doanh nghiệp trong suốt thời gian họ làm khách hàng. CLV được tính từ khi khách hàng bắt đầu mua hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp cho đến khi họ ngừng sử dụng hoàn toàn.
Thuật ngữ marketing trong Content Marketing
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến dùng trong chiến lược Content Marketing:
Blog
Blog là một nền tảng trực tuyến thường dùng để chia sẻ thông tin, kiến thức, hoặc trải nghiệm dưới góc nhìn cá nhân. Theo đó, các doanh nghiệp cũng sử dụng blog như một kênh chia sẻ kiến thức, kết nối và tương tác với khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của họ.
Search Engine Optimization (SEO)
SEO là tập hợp các hoạt động nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp tăng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. SEO cũng là một phần quan trọng trong chiến lược Content Marketing, và những yếu tố quan trọng trong SEO bao gồm: từ khoá, backlink, internal link, anchor text,…
Keyword
Keyword là từ khoá hoặc cụm từ mà người dùng sẽ nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin. Từ khoá là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện thứ hạng website và đảm bảo hiệu quả SEO.
Landing Page
Landing Page là một trang website độc lập, được thiết kế đặc biệt để thu hút khách hàng thực hiện hành động cụ thể. Các thông tin thường có trong landing page bao gồm: thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, thông tin khuyến mãi, chương trình quà tặng,..
Backlink
Backlink là các liên kết đến từ các trang web bên ngoài, như từ blog, diễn đàn, mạng xã hội hoặc các trang web khác trả về trang web của bạn. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao mức độ uy tín của website và tăng thứ hạng tìm kiếm.
Internal Link
Internal Link là các liên kết nội bộ bên trong website, được sử dụng để điều hướng người dùng đến các trang nội dung khác hoặc chuyển đổi khách hàng.
Anchor Text
Anchor Text là đoạn văn bản chứa siêu liên kết (hyperlink) để điều hướng người dùng chuyển đến một trang web/URL mới.
Call to Action (CTA)
CTA là lời kêu gọi hành động,thường được thêm vào trong nội dung của trang web để khuyến khích người dùng thực hiện một hành động nhất định. CTA có thể là các nút nhấn, liên kết hoặc đoạn văn khuyến khích người dùng tham gia, mua hàng, đăng ký,…
Trên đây là một số thuật ngữ marketing phổ biến mà các marketer cần hiểu rõ trước khi khám phá sâu hơn về lĩnh vực này. Đây không chỉ là kiến thức cơ bản mà còn là nền tảng, bước đệm quan trọng để các marketer có thể học hỏi, phát triển và sáng tạo trong công việc của mình.
Xem thêm: