5 loại nội dung giúp thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi

Trên thực tế, tất cả nội dung trực tuyến, các bài đăng trên blog của thương hiệu dù có hấp dẫn cỡ nào hay quảng cáo Facebook có bắt mắt đến đâu, sẽ vẫn luôn có một câu hỏi quan trọng: liệu có thuyết phục được mọi người hành động theo những gì mình muốn họ làm hay không?

Theo lẽ tự nhiên, thương hiệu sẽ muốn nhiều người mua sản phẩm của mình, để lại email nhận thông tin hay tương tác trên mạng xã hội, v.v. Dù cho mục tiêu là gì, nếu nội dung trực tuyến không thúc đẩy chuyển đổi, thì kết quả thế nào chắc ai cũng có thể hình dung.

Đã đến lúc cần dành thời gian chú ý tới 5 loại nội dung dưới đây – với quyết tâm chắc chắn về việc thúc đẩy mọi người đưa ra hành động, cụ thể là:

1. Video

Các bác sĩ khoa Mắt có thể sẽ bất lực khi nghe thấy thông tin rằng: những người trưởng thành ở Mỹ, trung bình mỗi ngày dành 5,5 giờ để xem nội dung video (trên điện thoại thông minh và các thiết bị khác). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nội dung video là giấc mơ của các nhà tiếp thị.

Đã qua rồi thời kỳ xem TV thụ động. Ngày nay, mọi người tương tác với video theo nhiều cách – thích và chia sẻ đến nhấp vào các liên kết được đề xuất, v.v.

Thêm video vào nội dung trực tuyến có thể giúp thương hiệu tăng CTR lên con số khổng lồ – tới 20%. Nhờ đó có thể dẫn đến sự tăng vọt về doanh số bán hàng, số lượng đăng ký hoặc bất kỳ hành động nào mà thương hiệu đang muốn khách truy cập thực hiện nhiều hơn.

Cách khai thác nội dung video

Dựa trên khả năng thấu hiểu khách hàng, hãy tìm hiểu xem loại video nào sẽ thu hút người dùng nhất. Đó có thể là một cuộc phỏng vấn, mô tả về một sản phẩm thú vị hoặc một lời chứng thực bởi những người nổi tiếng về chất lượng của dịch vụ, v.v

Dù đó là loại video nào, chỉ cần đảm bảo đã đưa lời kêu gọi hành động quan trọng vào những vị trí phù hợp – trong hoặc cuối clip, hiệu quả sẽ rất khác biệt.

2. Infographics

Trong thời đại mà mọi người đều có xu hướng đọc lướt để cập nhật thông tin, dường như sẽ rất khó để thuyết phục người dùng dừng lại, theo dõi và tương tác với thương hiệu.

Có thể bạn sẽ phản bác rằng, nội dung thương hiệu đang cung cấp có thể chứa những thông tin rất hữu ích và cần thiết với khách hàng. Nhưng thực tế đã cho thấy, nếu nội dung đó không bao gồm hình ảnh, khả năng được chú ý sẽ thấp hơn nhiều.

Nội dung trực quan và phù hợp với nhu cầu khách hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn bảy lần so với nội dung bằng văn bản thuần túy. Vì lẽ đó, Infographics là một lựa chọn tuyệt vời trong việc mở rộng danh sách khách hàng, nhờ khả năng thu hút người dùng bằng cách đưa các dữ kiện, số liệu thống kê vào cuộc sống qua những thiết kế sáng tạo và không nhàm chán.

Infographics cũng có khả năng được chia sẻ trên mạng xã hội cao gấp ba lần, khiến chúng trở thành một cách tuyệt vời để thu hút người dùng mới.

Cách khai thác Infographics

Cân nhắc xem thông điệp nào sẽ thú vị nhất đối với người dùng mục tiêu của thương hiệu. Những sự kiện và số liệu nào họ sẽ thấy cần thiết? Và thương hiệu hy vọng thông tin này sẽ thuyết phục người dùng đưa ra hành động gì sau đó?

Việc đưa tất cả vào một Infographics giờ đây thật dễ dàng khi hiện nay có nhiều nền tảng cung cấp các mẫu Infographics tuyệt vời, nhờ đó mà công việc của bạn sẽ được thực hiện nhanh chóng.

3. Câu đố – Quizz

Còn loại nội dung có thể khiến 40% người dùng cung cấp thông tin chi tiết của họ thì sao? (Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn tới 20 lần so với các loại chiến dịch khác.). Một bài quiz hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó.

Quiz có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, chẳng hạn như:

  • Một ứng dụng rèn luyện sức khoẻ có thể hỏi người dùng về mục tiêu, cân nặng, thói quen của họ, sau đó, sử dụng thông tin này để hướng người dùng đến một kế hoạch tập luyện được cá nhân hóa
  • Một cửa hàng sách có thể tạo một câu đố vui về văn học và sau đó phân tích câu trả lời của người dùng để gợi ý cho họ các sản phẩm phù hợp.

Theo logic, một bài quiz hỏi người dùng về thông tin chi tiết, sau đó sẽ đưa ra phản hồi được cá nhân hoá. Cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi này làm cho các câu đố có sức mạnh vô song trong việc thu hút người đăng ký hoặc khách hàng mới.

Cách sử dụng quiz 

Suy nghĩ về những thông tin mà khán giả dễ bị thu hút nhất. Bạn muốn đáp ứng nhu cầu của mọi người (như ứng dụng thể dục ở trên) hay sở thích của họ (như cửa hàng sách) không? Tiếp theo, bắt đầu tạo bài kiểm tra. Rất nhiều các công cụ miễn phí sẽ giúp bạn tạo một công cụ được cá nhân hóa tuyệt vời.

Kết thúc bài kiểm tra với tùy chọn với gợi ý để người dùng đăng ký nhận thông tin hoặc mua một sản phẩm liên quan hoặc lắng nghe chia sẻ của chuyên gia hơn, v.v dựa trên câu trả lời của họ.

4. Mạng xã hội chất lượng

Với tỷ lệ chuyển đổi trung bình là 9,2%, quảng cáo trả phí trên Facebook gần như hiệu quả hơn bốn lần so với nội dung trên website trong việc tìm kiếm khách hàng mới, người đăng ký, v.v.

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh to lớn của nội dung trên mạng xã hội trong việc thu hút người dùng. Nhưng để nổi bật, nội dung này cần phải nhất quán và được trau chuốt. Bạn đã nghe câu ngạn ngữ: Chất lượng hơn số lượng. Tuy nhiên, khi nói đến nội dung trên mạng xã hội, tại sao không hướng tới cả hai mục tiêu?

Làm thế nào để có trang mạng xã hội hiệu quả 

Loại nội dung tốt nhất, phù hợp nhất với thương hiệu rõ ràng sẽ phụ thuộc vào hiệu ứng mà bạn muốn nó. Nhưng có một số quy tắc cần ghi nhớ:

  • Tạo bài viết với hình ảnh chất lượng sẽ khơi dậy cảm xúc tích cực – đây là những bài đăng có nhiều khả năng được chia sẻ nhất
  • Bổ sung các quảng cáo trả phí – nếu không có, sẽ chỉ một tỷ lệ nhỏ những người theo dõi bạn sẽ thấy bài đăng của bạn
  • Tránh cách tiếp cận lộn xộn – lập kế hoạch tiếp thị trên mạng xã hội để xem kênh nào cần tập trung (Facebook, Instagram, Pinterest, v.v.) và cách bạn muốn người dùng phản hồi

5. Bằng chứng xã hội

Còn cách nào hiệu quả hơn để thuyết phục người dùng về giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp ngoài việc chứng minh mức độ tin cậy?

Bằng chứng xã hội về cơ bản là bất kỳ dạng nội dung nào, có thể là đánh giá của khách hàng về sản phẩm, tương tác từ những người theo dõi, xác nhận của chuyên gia, người nổi tiếng v.v. Đồng thời, thực tế đã cho thấy, bằng chứng xã hội có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 400%!

Ngoài người dùng mới, bằng chứng xã hội cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giữ chân khách hàng hiện tại. Các bài đánh giá và lời chứng thực là những lời nhắc nhở cho khách hàng hiện tại về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, khiến chúng trở thành một cách tuyệt vời để tăng lòng trung thành với thương hiệu.

Cách xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu:

Loại nội dung tốt nhất để sử dụng cho bằng chứng xã hội rõ ràng phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của bạn.

Nếu đang bán sản phẩm, bạn có thể tìm các đánh giá của khách hàng từ các trang thương mại điện tử, Facebook hoặc tương tự, sau đó, trích dẫn chúng ở phần nổi bật nhất trên website. Tương tự, trang web của bạn có thể bao gồm lời chứng thực hoặc có thể là logo của các công ty đã sử dụng dịch vụ của bạn.

Và tất nhiên, đừng ngại sử dụng mạng xã hội để chia sẻ phản hồi tích cực từ người dùng. Nếu khách hàng hài lòng, tại sao không lan toả?

Dù bạn chọn loại nội dung nào để tập trung, hãy nhớ kết quả mới đánh giá được năng lực của bạn. Hãy quên việc tạo nội dung trực tuyến “chỉ vì”. Thay vào đó, hãy chọn nội dung sẽ làm chính xác những gì bạn muốn.

Theo hellodigital

Bài liên quan:

Share this

January 7, 2021 - Marketing