Sự phát triển công cụ digital marketing đang được thúc đẩy bởi việc sử dụng internet và thiết bị di động ngày càng tăng. Một nghiên cứu của Statista cho thấy thị trường toàn cầu các công cụ của digital marketing dự kiến sẽ đạt 4,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng 27,2% kể từ năm 2022. Các công cụ này giúp cho hoạt động digital marketing trở nên dễ dàng và đạt hiệu suất cao hơn. Sau đây là các công cụ digital marketing được sử dụng phổ biến trong từng lĩnh vực của digital marketing.
Social media marketing
Theo Hootsuite và We Are Social, người Việt Nam dành trung bình 2 giờ 47 phút mỗi ngày trên mạng xã hội. Facebook phổ biến nhất với 91.6% dân số sử dụng, sau là Zalo (90.1%), TikTok (77.5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55.4%)… Điều này thể hiện vai trò quan trọng của mạng xã hội trong cuộc sống và là cơ hội kết nối doanh nghiệp đến với khách hàng. Dưới đây là một số phần mềm digital marketing giúp bạn quản lý mạng xã hội dễ dàng và hiệu quả.
Các phần mềm giúp quản lý mạng xã hội
Để tận dụng tối đa các lợi ích của mạng xã hội mang đến, doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng các công cụ như:
- Hootsuite: quản lý đồng thời nhiều tài khoản Facebook, Instagram, LinkedIn, Pinterest, YouTube, Twitter và Google,.. Bạn có thể tạo bài đăng, lên lịch, xuất bản nội dung và quản lý hồ sơ mạng xã hội.
- Buffer: giúp bạn tiết kiệm thời gian với giá cả hợp lý (6 USD/tháng). Thông qua Buffer bạn có thể tạo, lên lịch, và đăng bài đồng thời trên nhiều tài khoản mạng xã hội, đồng thời được cung cấp thống kê và phân tích chi tiết cho từng bài viết và kênh mạng xã hội.
- Sprout Social: cung cấp khả năng “Nghe Xã hội”, hỗ trợ việc theo dõi và phản hồi nhanh hơn với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Bạn có thể theo dõi các từ khóa và hashtag, phân tích về cuộc trò chuyện, và xác định các cơ hội tương tác.
Các phần mềm hỗ trợ quảng cáo trên nền tảng social media
Có hàng loạt phần mềm hỗ trợ quảng cáo trên mạng xã hội, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo, quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng xã hội của họ. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến:
- Meta Ads Manager: Là nền tảng chính thức quảng cáo của Meta (trước đây là Facebook), giúp doanh nghiệp tạo và quản lý quảng cáo trên Facebook, Instagram và Audience Network một cách thuận tiện.
- Skai: Được xây dựng dành riêng cho doanh nghiệp quản lý nhiều tài khoản quảng cáo trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Nền tảng này mang đến một loạt tính năng đa dạng, bao gồm quản lý chiến dịch, báo cáo và tối ưu hóa.
SEO
SEO (Search Engine Optimization) là công cụ digital marketing tối ưu hóa thông qua tìm kiếm. SEO đòi hỏi đầu tư dài hạn nhưng mang lại lợi nhuận cao. Theo Smart Insights, ROI trung bình cho SEO là 200%, tức là mỗi đô la đầu tư có thể sinh ra 2 đô la. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của SEO và các công cụ digital marketing hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ đó.
Nghiên cứu từ khóa
Để bắt đầu thực hiện việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm từ khóa thì việc nghiên cứu từ khóa vô cùng quan trọng. Khi bạn điều chỉnh nội dung của mình liên quan đến từ khóa đã nghiên cứu sẽ tăng khả năng xuất hiện bài viết trên công cụ tìm kiếm.
Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa:
- Keyword Tool: Công cụ nghiên cứu từ khóa sử dụng Google Autocomplete để tạo ra hàng trăm từ khóa dài có liên quan cho bất kỳ chủ đề nào.
- Google Trends: Một công cụ miễn phí của Google cho phép xem tần suất tìm kiếm của một cụm từ theo thời gian. Google Trends được dùng để theo dõi sự phổ biến của từ khóa, xác định xu hướng và nghiên cứu ý tưởng mới.
- Google Keyword Planner: Công cụ miễn phí của Google cho phép bạn nghiên cứu từ khóa dựa trên lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và các yếu tố khác.
- Ahref: Đây là một công cụ trả phí khác cung cấp nhiều tính năng nghiên cứu từ khóa, bao gồm độ khó của từ khóa, lượng tìm kiếm và phân tích backlink.
- Semrush: Đây là công cụ trả phí cung cấp nhiều tính năng nghiên cứu từ khóa, bao gồm độ khó của từ khóa, lượng tìm kiếm và phân tích SERP.
Viết bài SEO
Sau khi xác định từ khóa, bước tiếp theo trong quá trình xây dựng bài viết là đảm bảo rằng bài viết tuân thủ 3 điều kiện quan trọng sau:
- Tuân theo cấu trúc SEO đúng quy định
- Cung cấp thông tin hữu ích và mang lại giá trị cho người đọc
- Sử dụng văn phong mạch lạc, rõ ràng, và dễ đọc, giúp bài viết dễ dàng tiếp cận và hiểu được.
Và có rất nhiều công cụ hỗ trợ viết bài SEO phổ biến như:
- SEO Writing Assistant: giúp tối ưu hóa nội dung SEO bằng từ khóa liên quan, kiểm tra độ đọc và thực hiện SEO, cũng như cung cấp phản hồi về phong cách viết.
- ProWritingAid: Công cụ này giúp bạn cải thiện ngữ pháp, chính tả, văn phong và sự rõ ràng. Nó cũng đưa ra các đề xuất để cải thiện bài viết của bạn cho mục đích SEO.
- Wordtune: Công cụ này giúp bạn viết lại câu cho rõ ràng và ngắn gọn. Nó cũng đưa ra các đề xuất để cải thiện bài viết của bạn cho mục đích SEO.
Tối ưu bài viết
Khi bạn tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO khả năng cao là chúng sẽ xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm khi mọi người tìm thông tin về chủ đề đó. Có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể về lưu lượng truy cập đến trang web, blog. Theo một nghiên cứu từ HubSpot, các trang web tối ưu bài viết chuẩn SEO thường thu hút lượng truy cập tự nhiên lên đến 10 lần so với những trang web không sử dụng.
Và có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO một cách hiệu quả hơn như:
- Yoast SEO: Hỗ trợ tối ưu hóa trang web WordPress bằng cách đề xuất từ khóa liên quan, cải thiện khả năng đọc, và chỉnh sửa nội dung để nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
- Rank Math: Tương tự Yoast SEO nó cung cấp một số tính năng bổ sung chẳng hạn như heo dõi tiến trình SEO theo thời gian và khả năng nhận phản hồi về nội dung từ người dùng.
Phân tích website
Để có cái nhìn rõ ràng về tiến độ của các dự án SEO, bạn cần lập kế hoạch theo dõi. Từ đó, bạn có thể phát hiện ra các vấn đề và đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách hiệu quả. Thông qua các công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá website như Google Analytics, Google Search Console,.. bạn có thể dễ dàng so sánh những chỉ số của website.
Content marketing
Content Marketing (tiếp thị nội dung) là việc sáng tạo và chia sẻ nội dung hữu ích nhằm giúp khách hàng tiềm năng giải quyết các vấn đề cá nhân. Qua đó, không chỉ tạo dựng niềm tin vào thương hiệu và sản phẩm mà còn thúc đẩy hành vi mua hàng.
Tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua việc làm content marketing là một cách tiết kiệm chi phí. Theo McKinsey & Company, phát triển nội dung có chi phí thấp hơn 62% so với tiếp thị truyền thống. Dưới đây là một số công cụ được nhiều content creator ưa chuộng
Công cụ digital marketing hỗ trợ viết content
Để có một nội dung chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian Subiz sẽ giới thiệu cho bạn một số công cụ hỗ trợ viết content như Notion AI, Chat GPT, Quillbolt,.. Ngoài ra, Trello, Microsoft Excel, Evernote sẽ hỗ trợ bạn một cách hiệu quả trong việc lên kế hoạch cho chiến lược tiếp thị nội dung.
Công cụ giúp hỗ trợ thiết kế hình ảnh
Ngoài ra content marketing không chỉ tồn tại ở những con chữ, nó còn biểu đạt thông qua hình ảnh, video. Theo Hubspot, nội dung tiếp thị được đính kèm hình ảnh được xử lý nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản. Để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất thông qua các công cụ Canva, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator,..- những công cụ thiết kế hình ảnh phổ biến hiện nay.
Email marketing
Tiếp thị thông qua email là một phần của công cụ digital marketing liên quan đến việc sử dụng email để gửi thông điệp trực tiếp đến một nhóm người hoặc mục tiêu cụ thể.
Một số công cụ hỗ trợ cho chiến lược email marketing của bạn:
Mailchimp: Hiện tại, đã có hơn 12 triệu khách hàng đang sử dụng phần mềm và hơn 1 tỷ email đã được gửi đi tính đến thời điểm hiện tại. Với giao diện dễ dùng và cung cấp nhiều loại email khác nhau. Mailchimp cho phép người dùng sử dụng miễn phí trong khoảng thời gian và email nhất định.
GetResponse: là một công cụ tạo email marketing chuyên nghiệp đang hỗ trợ hơn 350 lượt khách hàng ở 182 quốc gia, cung cấp 21 ngôn ngữ khác nhau. GetResponse hỗ trợ thiết kế email theo mục đích của bạn và lên lịch đăng để có một chiến dịch email hiệu quả.
Landing page and lead capture tools
Landing page (trang đích) cũng là một trong những công cụ digital marketing với mục tiêu là tạo sự tập trung và thuyết phục khách hàng thực hiện hành động như đăng ký, mua hàng hoặc điền thông tin. Dưới đây là một số công cụ giúp xây dựng, quản lý và chạy quảng cáo landing page.
Phần mềm tạo và quản lý landing page
Có rất nhiều phần mềm và công cụ digital marketing phổ biến hỗ trợ làm landing page:
- Leadpages: Leadpages cung cấp nhiều mẫu landing page tùy chỉnh và khả năng tích hợp với các công cụ email marketing và CRM.
- Ladipage: trình tạo trang đích phổ biến cung cấp giao diện kéo và thả nhiều mẫu thiết kế sẵn khác nhau với giá cả phải chăng nhất trên thị trường.
- WordPress: với các plugin như Elementor hoặc Beaver Builder có thể sử dụng các plugin để tạo và tùy chỉnh landing page.
Phần mềm chạy quảng cáo landing page
Một số công cụ digital marketing phổ biến giúp cho việc chạy quảng cáo landing page:
- Google Ads: cung cấp giao diện quản lý cho việc tạo và theo dõi quảng cáo trên Google Search, Google Display Network và YouTube. Bạn có thể sử dụng để chạy quảng cáo trực tiếp đến landing page của mình.
- WordStream Ads: nền tảng quảng cáo PPC được thiết kế cho các doanh nghiệp nhỏ giúp cho việc chạy và tối ưu landing page một cách hiệu quả.
- Criteo: nền tảng quảng cáo cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những người đã truy cập trang web của bạn. Bạn có thể tạo landing page và theo dõi chiến dịch quảng cáo cho mình.
Digital marketing không ngừng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải công cụ digital marketing đều phù hợp với mọi doanh nghiệp. Hãy xem xét ngân sách, mục tiêu và đối tượng khách hàng của bạn để chọn được công cụ phù hợp và hiệu quả nhất cho chiến lược của bạn.